- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng
1.Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt
3. Tác giả:
Họ và tên: Đàm Thị Tính
Ngày tháng/năm sinh: 22/ 02/ 1992
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: GVCN lớp 5G, trường Tiểu học Kim Liên
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a. Nhà trường: Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quy trình thực hiện sáng kiến.
b. Giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ sách giáo khoa Tiếng Việt 5
- Cần dành thời gian và các tài liệu để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho học sinh lớp mình.
- Luôn bám sát vào phân môn, yêu cầu tiết dạy để tìm phương pháp phù hợp.
- Cần thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
c. Học sinh: - Xác định động cơ học tập đúng đắn.
- Có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2020- 2021
Đàm Thị Tính
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Bậc Tiểu học. Đó là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Quá trình học, các em được cung cấp kiến thức cơ bản theo một hệ thống khoa học.
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói. Thông qua phân môn Tập đọc bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập cho các em. Đọc giúp các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để rèn kỹ năng và giúp học sinh nắm tốt những hiểu biết trên thì đòi hỏi người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp dạy học đáp ứng chương trình trình Tiểu học mới đó là phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
Qua dạy lớp 5 tôi đã rút ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tập đọc. Những biện pháp này đều được vận dụng trên phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc cho HS lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Lớp học thông thường
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày 7 tháng 9 năm 2020
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 5
3. Nội dung sáng kiến:
Nội dung sáng kiến chủ yếu xoay quanh việc tìm ra một số biện pháp hợp lý nhất để áp dụng rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5, nhằm nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, là một người giáo viên tâm huyết với nghề, tôi đã quan tâm tìm hiểu việc rèn kĩ năng đọc của học sinh lớp 5, dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng như điều tra thực trạng để đề ra một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng đọc cho HS lớp 5 theo các bước từ rèn đọc đúng, rèn đọc hiểu đến rèn đọc diễn cảm. Tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và thu được kết quả khả quan. Chất lượng đọc của HS có sự chuyển biến rõ rệt, HS tích cực học tập. HS cảm thụ tốt hơn văn học. Từ đó nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt và một số môn học khác. HS được mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Việc sử dụng phương pháp nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua môn Tập đọc còn giúp cá nhân tôi có cái nhìn tổng quan về mục tiêu của từng bài để có những lựa chọn thích hợp khi dạy cho từng đối tượng học sinh.
Các em đã bước đầu nắm được quy trình học của 1 tiết Tập đọc để từ đó có thể phát huy được khả năng đọc của mình.
Quan trọng hơn hết, qua việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ta thấy được khả năng, năng lực đọc của các em để từ đó giúp các em thêm yêu thích hơn môn học này.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
5.1. Đối với nhà trường:
Đề xuất, kiến nghị với nhà trường, tổ chuyên môn cần có những buổi sinh hoạt, thảo luận để sáng kiến này được hoàn thiện hơn và nhân rộng áp dụng rộng rãi.
5.2. Đối với phụ huynh:
Quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình.
Tăng cường phối hợp với BGH; giáo viên chủ nhiệm trong công tác học tập và rèn luyện của con em mình.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt
3. Tác giả:
Họ và tên: Đàm Thị Tính
Ngày tháng/năm sinh: 22/ 02/ 1992
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: GVCN lớp 5G, trường Tiểu học Kim Liên
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Liên
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Lớp 5G - Trường Tiểu học Kim Liên6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a. Nhà trường: Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quy trình thực hiện sáng kiến.
b. Giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ sách giáo khoa Tiếng Việt 5
- Cần dành thời gian và các tài liệu để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho học sinh lớp mình.
- Luôn bám sát vào phân môn, yêu cầu tiết dạy để tìm phương pháp phù hợp.
- Cần thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
c. Học sinh: - Xác định động cơ học tập đúng đắn.
- Có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2020- 2021
TÁC GIẢ (ký, ghi rõ họ tên) | XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN |
Đàm Thị Tính
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Bậc Tiểu học. Đó là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Quá trình học, các em được cung cấp kiến thức cơ bản theo một hệ thống khoa học.
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói. Thông qua phân môn Tập đọc bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập cho các em. Đọc giúp các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để rèn kỹ năng và giúp học sinh nắm tốt những hiểu biết trên thì đòi hỏi người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp dạy học đáp ứng chương trình trình Tiểu học mới đó là phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
Qua dạy lớp 5 tôi đã rút ra được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tập đọc. Những biện pháp này đều được vận dụng trên phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc cho HS lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Lớp học thông thường
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày 7 tháng 9 năm 2020
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 5
3. Nội dung sáng kiến:
Nội dung sáng kiến chủ yếu xoay quanh việc tìm ra một số biện pháp hợp lý nhất để áp dụng rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5, nhằm nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, là một người giáo viên tâm huyết với nghề, tôi đã quan tâm tìm hiểu việc rèn kĩ năng đọc của học sinh lớp 5, dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng như điều tra thực trạng để đề ra một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng đọc cho HS lớp 5 theo các bước từ rèn đọc đúng, rèn đọc hiểu đến rèn đọc diễn cảm. Tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và thu được kết quả khả quan. Chất lượng đọc của HS có sự chuyển biến rõ rệt, HS tích cực học tập. HS cảm thụ tốt hơn văn học. Từ đó nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt và một số môn học khác. HS được mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Việc sử dụng phương pháp nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua môn Tập đọc còn giúp cá nhân tôi có cái nhìn tổng quan về mục tiêu của từng bài để có những lựa chọn thích hợp khi dạy cho từng đối tượng học sinh.
Các em đã bước đầu nắm được quy trình học của 1 tiết Tập đọc để từ đó có thể phát huy được khả năng đọc của mình.
Quan trọng hơn hết, qua việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh ta thấy được khả năng, năng lực đọc của các em để từ đó giúp các em thêm yêu thích hơn môn học này.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
5.1. Đối với nhà trường:
Đề xuất, kiến nghị với nhà trường, tổ chuyên môn cần có những buổi sinh hoạt, thảo luận để sáng kiến này được hoàn thiện hơn và nhân rộng áp dụng rộng rãi.
5.2. Đối với phụ huynh:
Quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình.
Tăng cường phối hợp với BGH; giáo viên chủ nhiệm trong công tác học tập và rèn luyện của con em mình.
DOWNLOAD FILE
Sửa lần cuối: