Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN HÓA

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,388
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 năm 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI



I. Cơ sở lí luận


Hoá học là môn khoa học mà học sinh bắt đầu được làm quen từ lớp 8 với những khái niệm, định luật, tìm hiểu một số chất phổ biến trong tự nhiên và thấy được vai trò quan trọng của chúng trong đời sống và sản xuất của con người. Vì vậy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới rất đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Để hình thành những khái niệm, tính chất của chất hiệu quả nhất là bằng phương pháp thực nghiệm, bởi đó là những sự vật, hiện tượng cụ thể mà người giáo viên khó có thể dùng những từ ngữ nào để mô tả đầy đủ và chính xác hơn.

Hòa chung với phong trào tích cực đổi mới phương pháp và áp dụng kỹ thuật dạy học hiện đại vào giảng dạy các môn học trong các nhà trường thì bộ môn Hóa học đã góp phần không nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, chứng minh các quá trình hóa học bằng các thí nghiệm mà học sinh được trực tiếp làm và quan sát thực tế để rút ra kiến thức cần lĩnh hội.

II. Cơ sở thực tiễn

Tiến hành thí nghiệm Hóa học đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau. Tuỳ theo thí nghiệm mà có thể để học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.

Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy khi giờ học có thí nghiệm thành công thì học sinh tích cực hơn như: Tinh thần học tập tốt, hứng thú, chú ý tìm hiểu bài, thích làm thí nghiệm, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học có thí nghiệm đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm bởi có nhiều lí do như: Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ, hóa chất không đảm bảo hay do học sinh ở bậc trung học cơ sở (THCS) hiếu động ... Trong đó có lý do lớn nhất là khí tiến hành thí nghiệm không lưu ý đến một số kỹ thuật dẫn đến khi tiến hành thí nghiệm không thành công, không đúng với những thông tin trong sách giáo khoa trình bày.

Vì vậy, nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học thì đội ngũ giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp và cho các em học sinh được kiểm tra, chứng minh những kiến thức bằng cách quan sát thí nghiệm và được trực tiếp làm những thí nghiệm. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học, nhất là dạy học bằng trực quan và thí nghiệm thực hành thành công. Từ những thực tế đó, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm

“ Một số biện pháp tiến hành thành công thí nghiệm Hóa học 8 ”
để nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.



III. Mục đích nghiên cứu đề tài

Tiến hành thành công thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học để nhằm đem lại những mục đích sau:

- Giúp học sinh học tập kinh nghiệm và sử dụng một số lưu ý về kỹ thuật để tiến hành thành công thí nghiệm, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy cũng như năng lực của học sinh.

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, kinh nghiệm khi làm thí nghiệm.

- Học sinh nắm chắc kiến thức về các chất và tính chất của chất,vận dụng vào thực tiễn, từ đó học sinh dễ hiểu bài và nắm chắc kiến thức.

- Học sinh rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực thực hành thí nghiệm và hợp tác nhóm.Trong đó, thí nghiệm biểu diễn do giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng trình tự . Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.

- Hơn nữa, thí nghiệm còn giúp giáo viên không phải thuyết trình nhiều trong mỗi tiết học mà giáo viên đánh giá được kết quả nhận thức của học sinh và học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về kết quả học tập giúp nhau cùng tiến bộ.

IV. Đối tượng nghiên cứu

- Một số thí nghiệm hoá học cơ bản của chương trình hoá học bậc THCS.

- Học sinh lớp 8A5 tôi trực tiếp giảng dạy.

V. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trường THCS mà tôi đang công tác. Về kiến thức, kỹ năng: Đề tài nghiên cứu một số thí nghiệm tiêu biểu trong chương trình Hoá học 8.





























PHẦN II:
NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN



I. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài

1. Thuận lợi:

-
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục về việc đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo cho các giờ thực hành thí nghiệm đạt hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.

- Giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư pháp vững vàng: Nắm vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, thực hiện tốt đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện vào công tác giảng dạy, luôn có ý thức trách nhiệm trong công việc.

2. Khó khăn:

* Một số hình thức tổ chức dạy học còn áp dụng theo lối mòn truyền thống:


- Học sinh nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi

- Học sinh quan sát các đồ dùng dạy học: Hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, mẫu chất.

- Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm mô phỏng trên băng hình.

* Học sinh chưa được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế như:

- Chưa tiến hành các thí nghiệm tự nghiên cứu, tìm tòi khoa học.

- Không đi tham quan các khu sản xuất hóa chất hoặc triển lãm về khoa học hóa học, công nghệ hóa học thực tế.

- Chưa được tham gia các thí nghiệm vui từ các chuyên đề hội thảo Hóa học.

- Nhà trường không tổ chức các câu lạc bộ cho các học sinh yêu thích bộ môn Hóa học.

* Một số khó khăn khác:

- Học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn.

- Một số học sinh còn lơ là, gây mất trật tự, nghịch ngợm trong khi làm thí nghiệm.

- Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm.

- Chất lượng của một số hoá chất không đảm bảo.

II. Những yêu cầu chung khi tiến hành thí nghiệm

1. Đảm bảo an toàn thí nghiệm
:

- Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm.

- Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết kịp thời.

- Giáo viên không nên quan trọng hóa về những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi.

2. Đảm bảo thành công:

- Tiến hành theo đúng các bước hướng dẫn.

- Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm hoá học theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học.
1706326649032.png

- Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN môn hóa học 8(22-23).doc
    1.5 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng hsg hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa sáng kiến kinh nghiệm hóa 12 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm hóa 8 violet sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học sáng kiến kinh nghiệm hóa học 10 violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học 8 sáng kiến kinh nghiệm hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm hoá học lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm hóa học trung học phổ thông sáng kiến kinh nghiệm hóa thcs sáng kiến kinh nghiệm hóa thpt sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực văn hóa sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực văn hóa xã hội sáng kiến kinh nghiệm môn hóa sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lớp 8 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học lop 9 sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thcs sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học violet sáng kiến kinh nghiệm môn hóa thpt sáng kiến kinh nghiệm nâng cao văn hóa đọc sáng kiến kinh nghiệm ngành văn hóa sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học hóa học sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa sáng kiến kinh nghiệm văn hóa thông tin sáng kiến kinh nghiệm văn hóa ứng xử sáng kiến kinh nghiệm về công tác xã hội hóa sáng kiến kinh nghiệm về quản lý văn hóa sáng kiến kinh nghiệm về stem hóa học sáng kiến kinh nghiệm về thí nghiệm hóa học sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa công sở sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa văn nghệ sáng kiến kinh nghiệm về văn hóa đọc sáng kiến kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục sáng kiến kinh nghiệm xây dựng văn hóa nhà trường
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,376
    Bài viết
    37,845
    Thành viên
    140,927
    Thành viên mới nhất
    Cotawy Funto

    Thành viên Online

    Top