- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU THI VẼ TRANH CÁC CẤP ĐẠT HIỆU QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU THI VẼ TRANH CÁC CẤP ĐẠT HIỆU QUẢ
PHẦN MỞ ĐẦU
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU THI VẼ TRANH CÁC CẤP ĐẠT HIỆU QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU THI VẼ TRANH CÁC CẤP ĐẠT HIỆU QUẢ
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, bộ môn Mĩ thuật ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp các nghành, không chỉ riêng giới chuyên môn mà còn cả các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh chú trọng phát triển. Nhiều sân chơi, nhiều cuộc thi được tổ chức để các em có cơ hội thể hiện năng khiếu và tư duy với bộ môn Mĩ thuật.
Mĩ thuật nói riêng là môn học có tính sáng tạo, tư duy khá cao, nhằm giáo dục nhận thức thẩm mĩ cho học sinh, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Trong giáo dục, môn Mĩ thuật cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc cùng với các môn học khác giáo dục hình thành nhân cách hoàn chỉnh cho học sinh. Chính vì vậy, bộ môn mĩ thuật sẽ làm dung hòa, cân bằng và kéo giãn nhưng suy tư nặng nề, căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống của các em để các em có cảm giác thoải mái, thư giãn hơn sau những giờ học văn hóa.
Trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS), việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật giúp nâng cao hiểu biết về cái đẹp trong cuộc sống qua cái nhìn của hội họa. Vì thế mục tiêu khi giảng dạy môn Mĩ thuật ở THCS chính là giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ, những kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, vươn tới sự hoàn thiện Chân – Thiện – Mỹ. Ngoài ra, còn là cơ sở định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho những học sinh năng khiếu.
Với nhiệm vụ được phân công là một giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu môn Mĩ thuật tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm trong suốt thời gian qua, tôi đã cùng với đồng nghiệp luôn tìm tòi, vận dụng các biện pháp nhằm phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp và đạt được nhiều kết quả rất cao ở các cấp, kể cả cấp quốc gia. Trên sơ sở đó, được sự hỗ trợ của đồng nghiệp tôi thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu thi vẽ tranh các cấp đạt hiệu quả” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của mình, đồng thời mong muốn nhận được sự góp ý của các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn; góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường HSCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng và quận Ngũ Hành Sơn nói chung.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Với mong muốn Mĩ thuật sẽ thật sự trở thành môn học có hiệu quả trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, hoàn thiện dần nhân cách mỗi cá thể, tạo sự yêu thích, hứng thú, say mê thật sự khiến các em chủ động tiếp cận kiến thức của môn học và chuyển hóa thành các tác phẩm đẹp trong các tiết học cũng như nhận thức “Đẹp” về ‘Chân – Thiện – Mỹ” trong cuộc sống.
- Giúp học sinh thư giãn sau những tiết học văn hóa căng thẳng. Thông qua tranh ảnh và những câu chuyện của hội họa để các em tiếp thu kiến thức căn bản của mĩ thuật một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hướng học sinh rèn luyện tính tập trung, biết quan sát kĩ, biết khám phá, vận dụng, tạo ra và thưởng thức các đẹp xung quanh mình một cách đúng đắn.
- Bước đầu đào tạo, bồi dưỡng được những năng khiếu, những thiên tài trong tương lai về hội họa, giúp các em tham gia các cuộc thi vẽ tranh đạt chất lượng và kết quả tốt. Thông qua các cuộc thi, góp phần cùng xã hội phản ánh được những thực trạng tiêu điểm của xã hội cũng như thể hiện mong muốn ước mơ của mình bằng ngôn ngữ của hội họa. Kết nối và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của các em.
- Tranh đề tài là một phân môn tổng hợp các kiến thức kĩ năng vẽ từ các phân môn còn lại như vẽ hình chuẩn, nhận biết được màu sắc và phối màu hài hòa, biết sắp xếp bố cục, biết chuyển hóa những đề tài trong cuộc sống vào tranh vẽ một cách hoàn chỉnh nhất. Vì thế tôi mong muốn qua đề tài này học sinh sẽ nắm vững hơn về phân môn vẽ tranh, áp dụng tốt trong trong các cuộc thi vẽ tranh các cấp nói riêng và trong môn mĩ thuật nói chung.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ thuật của trường THCS và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước trong tương lai.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh khối Trung học cơ sở (lớp 6,lớp 7, lớp 8, lớp 9), cụ thể là trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thời gian: Năm học 2012 – 2013, năm học 2013 – 2014, n