- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2022 - 2023: Đưa các trò chơi vào dạy học Ngữ văn lớp 6,7
Mã số:……………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: “ Đưa các trò chơi vào dạy học Ngữ văn lớp 6,7”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - Ngữ văn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ngược dòng thời gian trở về với những giờ dạy học văn theo phương pháp truyền thống, chúng ta dễ dàng nhận thấy một không khí hết sức lí tưởng: Thầy miệt mài giảng bài, trò chăm chú theo dõi, ghi chép ... Cách dạy và học ấy khiến học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Do đó, cần phải thay đổi khi xã hội hiện nay cần những con người năng động, có nhiều kỹ năng để bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Vì vậy, phương pháp dạy học mới đã thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống, trong đó, người thầy chỉ là người truyền thụ kiến thức, học trò là người chủ động tiếp nhận kiến thức; dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học bằng cách tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học, dạy học theo hướng tích hợp liên môn. v.v...
Trong tất cả các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên muốn nâng cao chất lượng bộ môn thì điều đầu tiên là phải làm cho học sinh có hứng thú, có tâm thế học bài thật tốt. Có lẽ việc đưa trò chơi vào các tiết học là một giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất.
Trước hết, xét về tâm lí lứa tuổi, học sinh ở bậc THCS đều ở độ tuổi thiếu niên nên sự tập trung chú ý thường không bền vững. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của các em là tổ chức các hoạt động học tập sao cho hấp dẫn để tập trung chú ý và duy trì sự chú ý ở học sinh. Vì vậy, các trò chơi áp dụng trong giờ học là một trong những sự lựa chọn phù hợp.
Thứ hai, môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội có đặc trưng riêng bởi gồm ba phân môn : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Vì vậy kiến thức bộ môn khá rộng, yêu cầu học sinh nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó mà giờ học môn Ngữ văn nhiều khi còn trở nên nặng nề, khó đạt được mục tiêu dạy học.
Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp các em học mà chơi, chơi mà học, từ đó việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, không gây áp lực học tập mà lại vô cùng hiệu quả. Đồng thời, thông qua trò chơi, giáo viên còn hình thành ở học sinh năng lực khám phá, năng lực tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, tăng tính gắn kết giữa các thành viên...Đó chính là mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay.
3.2 Nội dung giải pháp:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình này được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên tiến, nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Một trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học nhằm phát huy năng lực của học sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………………………………………
1. Tên sáng kiến: “ Đưa các trò chơi vào dạy học Ngữ văn lớp 6,7”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - Ngữ văn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ngược dòng thời gian trở về với những giờ dạy học văn theo phương pháp truyền thống, chúng ta dễ dàng nhận thấy một không khí hết sức lí tưởng: Thầy miệt mài giảng bài, trò chăm chú theo dõi, ghi chép ... Cách dạy và học ấy khiến học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Do đó, cần phải thay đổi khi xã hội hiện nay cần những con người năng động, có nhiều kỹ năng để bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Vì vậy, phương pháp dạy học mới đã thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống, trong đó, người thầy chỉ là người truyền thụ kiến thức, học trò là người chủ động tiếp nhận kiến thức; dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học bằng cách tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học, dạy học theo hướng tích hợp liên môn. v.v...
Trong tất cả các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên muốn nâng cao chất lượng bộ môn thì điều đầu tiên là phải làm cho học sinh có hứng thú, có tâm thế học bài thật tốt. Có lẽ việc đưa trò chơi vào các tiết học là một giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất.
Trước hết, xét về tâm lí lứa tuổi, học sinh ở bậc THCS đều ở độ tuổi thiếu niên nên sự tập trung chú ý thường không bền vững. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của các em là tổ chức các hoạt động học tập sao cho hấp dẫn để tập trung chú ý và duy trì sự chú ý ở học sinh. Vì vậy, các trò chơi áp dụng trong giờ học là một trong những sự lựa chọn phù hợp.
Thứ hai, môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội có đặc trưng riêng bởi gồm ba phân môn : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Vì vậy kiến thức bộ môn khá rộng, yêu cầu học sinh nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó mà giờ học môn Ngữ văn nhiều khi còn trở nên nặng nề, khó đạt được mục tiêu dạy học.
Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp các em học mà chơi, chơi mà học, từ đó việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, không gây áp lực học tập mà lại vô cùng hiệu quả. Đồng thời, thông qua trò chơi, giáo viên còn hình thành ở học sinh năng lực khám phá, năng lực tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, tăng tính gắn kết giữa các thành viên...Đó chính là mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay.
3.2 Nội dung giải pháp:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình này được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên tiến, nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Một trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học nhằm phát huy năng lực của học sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.