- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 THEO CT GDPT 2018 NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức càng quan trọng hơn trong việc xây dựng con người mới XHCN, nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bạn bè trong lớp, ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy trường lớp, chấp hành đúng pháp luật, có lối sống lành mạnh, cách cư xử văn hóa, có nếp sống thanh lịch văn minh. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, song song với việc giảng dạy kiến thức của các môn học thì việc giáo dục đạo đức cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người.
Bởi vậy, trách nhiệm của người thầy phải thực sự là bến bờ che chở, là chỗ dựa của các em trước những tiêu cực của xã hội. Thầy cô phải khơi dậy ở các em những khát khao về niềm tin, về cái tốt, cái thiện.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 nhiều năm, gắn bó với nhiều học sinh khác nhau về năng lực nhận thức, về ý thức đạo đức, về hoàn cảnh sống…tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Lớp tôi giảng dạy đều được đánh giá cao về ý thức đạo đức. Đó là lý do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3.”Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và mong muốn nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. 4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1 Nhiệm vụ:
- Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3D năm học 2022-2023.
- Tài liệu, sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí…có liên quan đến nội dung đề tài. - Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống và cách ứng xử của học sinh lớp 3. - Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa phù hợp cho học sinh.
- Tổ chức rút kinh nghiệm.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tâm lý học và giáo dục học nêu rõ quá trình hình thành nhân cách của học sinh phải thông qua từng bước phát triển nhận thức và các hoạt động có tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhân cách được hình thành bằng hoạt động và thông qua hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi…
móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ở bậc học này, các em bắt đầu phải tư duy để tiếp thu những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thúc về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp của con người. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp các em có những kĩ năng sống tốt ngay từ ban đầu, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu các em phát triển tốt thì đó là nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc của học sinh. Giáo dục đạo đức đang đứng trước những khó khăn thử thách. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết thuộc về nhà trường, nơi giáo dục con người từ khi cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Đặc biệt là giai đoạn học sinh Tiểu học lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi. Lứa tuổi này, các em như trang giấy trắng để tiếp thu những kiến thức. Các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gổ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường …Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ rất quan trọng đối với người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
1. THUẬN LỢI:
* Về phía nhà trường:
Nhà trường luôn quan tâm đế quá trình công tác của giáo viên và việc học tập cũng như rèn luyện của học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời để thầy và trò có động lực phấn đấu.
* Về phía học sinh:
Phần lớn các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học và rèn luyện đạo đức của con em mình, thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý và giáo dục các em, chuẩn bị cho các em đầy đủ đồ dùng học tập. * Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên yên tâm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, năng lực sư phạm. Phần lớn
giáo viên chủ nhiệm dạy lớp học sinh bán trú tại trường nên có nhiều thời gian gần gũi các em.
2. KHÓ KHĂN:
Trường Tiểu học nơi tôi công tác là vùng nông thôn. Do công việc làm ăn, nhiều bố mẹ phải để con cho ông bà trông nom nên các em không được sự dạy dỗ của bố mẹ thường xuyên. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn nhút nhát, chưa hòa đồng, kĩ năng thực hành giao tiếp chưa mạnh dạn nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức. 3. KHẢO SÁT:
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi nhận thấy như sau:
* Về phía giáo viên:
+ Ưu điểm: Có chuyên môn nghiệp vụ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, không ngại khó, sáng tạo thiết kế các bài “Giáo án đạo đức.”
+ Hạn chế: Đôi khi chưa thật sự tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của học sinh, chưa kiên trì, còn nóng giận khi học sinh mắc khuyết điểm.
* Về phía học sinh:
+ Ưu điểm: Tập thể học sinh đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện cùng xây dựng đôi bạn cùng tiến. Ở lứa tuổi này, các em cũng rất “ thần tượng” về cô giáo của mình. Vì vậy nếu cô giáo là tấm gương mẫu mực thì học sinh cũng bắt chước một cách dễ dàng.
+ Hạn chế: Các em còn nhỏ nên còn mải chơi, hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm, phá phách, chọc ghẹo các bạn, đặc biệt là học sinh nam. Bên cạnh đó các em chưa có kĩ năng so sánh, phân tích đánh giá, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, chưa xác định được các chuẩn mực đạo đức, nhân cách. KHẢO SÁT KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học, tôi thấy: Việc giúp các em có lý tưởng sống đẹp, lối sống, phẩm chất đạo đức đúng mực để các em trở thành những người công dân có ích trong xã hội là một yêu cầu, một biện pháp vô cùng quan trọng. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thì rất nhiều, trong phạm vi sáng kiến , tôi chỉ đi sâu vào 6 biện pháp cơ bản sau đây:
Biện pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh trong quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sau đây là các biện pháp mà tôi đã tiến hành:
Biện pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
đạo đức: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hay gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ của cả tương lai dân tộc nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay. Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài người đồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự phát triển công nghệ, của tri thức thì việc giáo dục đạo đức càng quan trọng hơn trong việc xây dựng con người mới XHCN, nhằm đáp ứng sự phát triển chung của toàn nhân loại, đào tạo các em trong tương lai trở thành những người có đủ cả đức và tài để xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bạn bè trong lớp, ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy trường lớp, chấp hành đúng pháp luật, có lối sống lành mạnh, cách cư xử văn hóa, có nếp sống thanh lịch văn minh. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, song song với việc giảng dạy kiến thức của các môn học thì việc giáo dục đạo đức cho các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người.
Bởi vậy, trách nhiệm của người thầy phải thực sự là bến bờ che chở, là chỗ dựa của các em trước những tiêu cực của xã hội. Thầy cô phải khơi dậy ở các em những khát khao về niềm tin, về cái tốt, cái thiện.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 nhiều năm, gắn bó với nhiều học sinh khác nhau về năng lực nhận thức, về ý thức đạo đức, về hoàn cảnh sống…tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Lớp tôi giảng dạy đều được đánh giá cao về ý thức đạo đức. Đó là lý do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3.”Với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và mong muốn nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và các cấp lãnh đạo.
2
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. 4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
III. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1 Nhiệm vụ:
- Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3D năm học 2022-2023.
- Tài liệu, sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí…có liên quan đến nội dung đề tài. - Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống và cách ứng xử của học sinh lớp 3. - Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa phù hợp cho học sinh.
- Tổ chức rút kinh nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tâm lý học và giáo dục học nêu rõ quá trình hình thành nhân cách của học sinh phải thông qua từng bước phát triển nhận thức và các hoạt động có tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nhân cách được hình thành bằng hoạt động và thông qua hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi…
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, cơ thể của trẻ đang ở thời kí phát triển. Trẻ ở lứa tuổi này không kiên trì, nhanh nhớ, nhanh quên, dễ xúc động, hiếu động, ham hiểu biết. Đặc biệt lứa tuổi này trẻ rất hay bắt chước người lớn. Bởi vậy tất cả những diễn biến xung quanh các em sẽ ảnh hưởng rất lớn theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bậc Tiểu học là bậc góp phần quan trọng trong việc đặt nền
3
móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ở bậc học này, các em bắt đầu phải tư duy để tiếp thu những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thúc về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp của con người. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp các em có những kĩ năng sống tốt ngay từ ban đầu, từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Giai đoạn đầu các em phát triển tốt thì đó là nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc của học sinh. Giáo dục đạo đức đang đứng trước những khó khăn thử thách. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết thuộc về nhà trường, nơi giáo dục con người từ khi cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Đặc biệt là giai đoạn học sinh Tiểu học lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi. Lứa tuổi này, các em như trang giấy trắng để tiếp thu những kiến thức. Các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói tục, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gổ, đánh nhau với bạn cùng lớp, cùng trường …Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường học. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ rất quan trọng đối với người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
1. THUẬN LỢI:
* Về phía nhà trường:
Nhà trường luôn quan tâm đế quá trình công tác của giáo viên và việc học tập cũng như rèn luyện của học sinh. Động viên khen thưởng kịp thời để thầy và trò có động lực phấn đấu.
* Về phía học sinh:
Phần lớn các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học và rèn luyện đạo đức của con em mình, thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý và giáo dục các em, chuẩn bị cho các em đầy đủ đồ dùng học tập. * Về phía giáo viên:
Đa số giáo viên yên tâm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, năng lực sư phạm. Phần lớn
4
giáo viên chủ nhiệm dạy lớp học sinh bán trú tại trường nên có nhiều thời gian gần gũi các em.
2. KHÓ KHĂN:
Trường Tiểu học nơi tôi công tác là vùng nông thôn. Do công việc làm ăn, nhiều bố mẹ phải để con cho ông bà trông nom nên các em không được sự dạy dỗ của bố mẹ thường xuyên. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn nhút nhát, chưa hòa đồng, kĩ năng thực hành giao tiếp chưa mạnh dạn nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức. 3. KHẢO SÁT:
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi nhận thấy như sau:
* Về phía giáo viên:
+ Ưu điểm: Có chuyên môn nghiệp vụ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, không ngại khó, sáng tạo thiết kế các bài “Giáo án đạo đức.”
+ Hạn chế: Đôi khi chưa thật sự tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của học sinh, chưa kiên trì, còn nóng giận khi học sinh mắc khuyết điểm.
* Về phía học sinh:
+ Ưu điểm: Tập thể học sinh đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện cùng xây dựng đôi bạn cùng tiến. Ở lứa tuổi này, các em cũng rất “ thần tượng” về cô giáo của mình. Vì vậy nếu cô giáo là tấm gương mẫu mực thì học sinh cũng bắt chước một cách dễ dàng.
+ Hạn chế: Các em còn nhỏ nên còn mải chơi, hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm, phá phách, chọc ghẹo các bạn, đặc biệt là học sinh nam. Bên cạnh đó các em chưa có kĩ năng so sánh, phân tích đánh giá, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, chưa xác định được các chuẩn mực đạo đức, nhân cách. KHẢO SÁT KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Các phẩm chất | Đầu năm học | |
Đi học đều và đúng giờ. | 70 % đi học đúng giờ, (còn 6 học sinh đi học muộn) | |
Chăm học( học thuộc bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ). | 65% | |
Chăm làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. | 50% | |
Tích cực tham gia các hoạt động | 70% |
5
của nhóm, lớp. | ||
Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ vệ sinh trường lớp. | 72% | |
Tự tin, mạnh dạn. | 35% | |
Tự chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm. | 45% | |
Có tinh thần đoàn kết. | 75% | |
Trung thực, thật thà. | 65% | |
Tôn trọng mọi người. | 65% | |
Cởi mở, thân thiện, giúp đỡ mọi người | 50% |
III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học, tôi thấy: Việc giúp các em có lý tưởng sống đẹp, lối sống, phẩm chất đạo đức đúng mực để các em trở thành những người công dân có ích trong xã hội là một yêu cầu, một biện pháp vô cùng quan trọng. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thì rất nhiều, trong phạm vi sáng kiến , tôi chỉ đi sâu vào 6 biện pháp cơ bản sau đây:
Biện pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh trong quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sau đây là các biện pháp mà tôi đã tiến hành:
Biện pháp 1: Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong những năm học qua, ban Giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giáo dục như xây dựng tốt cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch giáo dục đạo đức. Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm và cô tổng phụ trách kiểm tra đánh giá giáo dục
6
đạo đức: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hay gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!