Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở LỚP 4 TRƯỜNG …THÔNG QUA CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH được soạn dưới dạng file word gồm 40 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở KHỐI 4 TRƯỜNG …THÔNG QUA CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài :


Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống Tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao. “Tiên học lễ, hậu học văn”,“lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay phương châm“Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh.

Giáo dục đạo đức học sinh làm sao phải gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.

Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học gặp nhiều trở ngại. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận và từ đó làm cho các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu. Bên cạnh đó, ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường. Những điều trái ngược này do người lớn thực hiện một cách thường xuyên trực tiếp trước mắt các em. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay, lịch sự trong giao tiếp,... không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Các em có hoàn toàn tin vào những điều thầy cô dạy bảo? Hay là các em phải làm theo cha mẹ và những người chung quanh? Và dần dần có thể thấy hình ảnh học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè,... đang bị phai nhạt ở đâu đó.

Những điều trên đây dẫn đến một hệ quả tất yếu là trong lớp luôn tồn tại một số học sinh chưa ngoan, chưa cố gắng trong học tập,…Từ đó dễ nhận ra chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học, trong đó có lớp 4 chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở Khối 4 Trường … thông qua các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh" làm đề tài nghiên cứu mong muốn tìm ra những giải pháp tối ưu giúp công tác chủ nhiệm lớp của bản thân ngày một tiến bộ hơn .

2.Mục đích nghiên cứu :

2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài


Đề tài này nhằm giúp cho giáo viên nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, từ đó giáo viên vạch ra được mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc làm tốt công tác chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Đồng thời khi nghiên cứu đề tài này tôi cố gắng tìm ra các phương pháp tối ưu nhất cũng như một số cách thức tổ chức, các hoạt động chủ yếu trong công tác chủ nhiệm nhằm mục đích cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm thời gian qua. Những việc làm nói trên không ngoài mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh lớp 4 Trường tiểu học … nói riêng và ở tiểu học nói chung.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:

* Tài liệu nghiên cứu:

+ MOODULE TH 34 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.

+ MOODULE TH 35 - Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường Tiểu học.

+ MOODULE TH 36 - Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm .

+ Nghi quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

* Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học thông qua các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

* Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Tập thể học sinh lớp 4/2 và lớp 4/3 trường tiểu học … năm học 2016 - 2017.

2.3 . Các nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.

- Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 nói riêng và trường Tiểu học …, thành phố cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa nói chung

- Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh trường Tiểu học … nói chung

2.4 . Phương pháp nghiên cứu :

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu.

+ Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,…để từ đó điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh.

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra tính khoa học và tính khả thi của phương pháp đã đề xuất.

+ Phương pháp tổng hợp và thống kê: Để tổng hợp và thống kê các kết quả thu được từ điều tra, quan sát và thực nghiệm sư phạm.

- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu 4 tháng, bắt đầu từ 15/9/2016 đến 15/1/2017.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lý luận:


Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, ... trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa.

Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học.

Có nhiều phương cách giáo dục đạo đức cho trẻ nhưng có lẽ trường tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức. Như đã biết, trẻ tiểu học dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách người sau này. Chính vì thế giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội.

*Khái niệm đạo đức

- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ

1700648072355.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SKKN THI GVCNG NOP.doc
    308.5 KB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy kể chuyện lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy môn tập đọc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giải toán điển hình lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mở rộng vốn từ lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 4 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm về chính tả lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,959
    Thành viên mới nhất
    vinh7799

    Thành viên Online

    Top