- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 9: Biện pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
........, ngày 28 tháng 4 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Cá nhân, tổ chức phối hợp: Cá nhân
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ năm học 2021 – 2022
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Hơn nữa, Ngữ văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Trong thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn còn có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm vụ giữ gìn sự sống cho ngôn ngữ dân tộc và phát huy nó tốt đẹp hơn nữa trước đời sống công nghệ ngày càng thay thế dần rất nhiều thứ khác.
Riêng với phân môn tập làm văn giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận,...Đối với lớp 9, các em đã làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội trong đó có nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Những năm học vừa qua, tôi trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là dạng văn nghị luận rất thiết thực, các em cần có vốn sống, có tư duy và có chính kiến của mình đối với các vấn đề xã hội. Và cũng qua bài văn, để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, hướng các em tới những điều cao đẹp hơn trong cuộc sống. Thế nhưng không ít học sinh chưa hiểu rõ thể văn này cũng như chưa nắm được phương pháp làm bài hiệu quả.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em.
- Tích lũy kiến thức từ đời sống: Giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, quan sát những sự việc, hiện tượng và biết suy nghĩ, đánh giá những gì mình nghe được, quan sát được.
- Kiến thức từ trải nghiệm bản thân: Học sinh biết vận dụng những kiến thức từ chính sự trải nghiệm của bản thân vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành. Điều đó sẽ làm tăng sức thuyết phục của bài văn.
2. Định hướng yêu cầu về nội dung và hình thức:
- Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc, hiện tượng, phải trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Cụ thể:
+ Nêu thực trạng của vấn đề.
+ Biểu hiện – phân tích tác hại.
+ Nguyên nhân.
+ Biện pháp khắc phục (hướng giải quyết)
+ Ý thức bản thân đối với vấn đề nghị luận.
- Hình thức: Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn có sức thuyết phục.
+ Bố cục: Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải đảm bảo các phần chặt chẽ, mạch lạc theo những yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
Thân bài: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đánh giá của mình.
Kết bài: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
3. Các bước hướng dẫn học sinh viết bài văn.
- Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
- Có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một đoạn tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh đề thường là: “nêu suy nghĩ của mình”; “nêu nhận xét, suy nghĩ của mình”; “nêu ý kiến”; “bày tỏ thái độ…”; có những đề bài không có mệnh lệnh.
* Tìm ý:
Trên cơ sở đã tiến hành việc tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn. Học sinh cần xác định được có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
Với kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm ý cho bài văn thông qua các gợi ý sau:
- Câu hỏi 1: Đối tượng đó là gì? ( đối tượng đó như thế nào) biểu hiện của đối tượng đó ra sao? => tìm ít nhất 3 biểu hiện.
- Câu hỏi 2: Mặt đúng, mặt lợi ích / mặt sai, mặt hậu quả đối với bản thân người viết, gia đình, xã hội.
- Câu hỏi 3: Nguyên nhân, xuất phát từ đâu?
- Câu hỏi 4: Giải pháp thực hiện như thế nào? ( giải pháp cho người viết, gia đình, xã hội).
Từ việc hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi, giáo viên đưa ra đề bài cụ thể để học sinh tập làm quen với việc đặt câu hỏi:
Ví dụ: Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Với đề bài này, học sinh có thể đặt hệ thống câu hỏi để tìm ý như sau: Bạo lực học đường là gì? Thực trạng nạn bạo lực học đường diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào dẫn đến thực trạng trên? Hậu quả của nó như thế nào? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?
Với những yêu cầu trực tiếp, vấn đề không có gì khó. Với những đề bài theo hướng mở thì cần rất nhiều tới hiểu biết của học sinh về đời sống, xã hội, con người…sau đó mới là kĩ năng cần thiết trước khi thực hiện viết bài: xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ.
- Xác định luận điểm qua các từ ngữ trong đề.
-Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một sự việc nào đó.
- Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay BillGates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người, hoặc vừa là đề bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về một lòng nhân ái...).
* Viết mở bài trực tiếp:
Đối với mở bài trực tiếp, học sinh dẫn dắt thẳng vào vấn đề nghị luận. Giới thiệu vấn đề nghị luận ngắn gọn hàm súc.
Mở bài trực tiếp không yêu cầu học sinh phải suy luận nhiều, cách viết này đảm bảo đúng chủ đề, ngắn gọn tuy nhiên hiệu quả nghệ thuật không cao và bài văn sẽ không được đánh giá cao bằng mở bài gián tiếp.
Ví dụ:
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Mỗi chúng ta cần có những nhận thức về vấn đề nguy cấp này và có biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường sống.
* Viết mở bài gián tiếp:
Mở bài gián tiếp là cách viết phần mở bài dài hơn trực tiếp, có những liên tưởng, dẫn dắt tinh tế, khéo léo vào vấn đề nghị luận.
Mở bài gián tiếp giúp cho bài làm văn dài hơn, hay hơn, hiệu quả cao hơn mở bài trực tiếp.
Học sinh muốn viết được một mở bài gián tiếp hay cần có sự liên tưởng giữa vấn đề nghị luận ở đề bài với những vấn đề khác có nét tương đồng hoặc tương phản rồi dùng những vấn đề đó dẫn dắt vào đề bài. Và bài văn có mở bài gián tiếp sẽ được đánh giá cao hơn mở bài trực tiếp vì nó sinh động hơn, giàu sức gợi hơn.
Ví dụ:
Trên thế giới hàng ngày diễn ra nhiều vấn đề nhức nhối nhận được sự quan tâm của dư luận toàn xã hội. Chúng ta không nên thờ ơ, bàng quan với cuộc sống quanh ta đặc biệt là trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ngày càng tàn phá cuộc sống nặng nề như hiện nay.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
........, ngày 28 tháng 4 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Cá nhân, tổ chức phối hợp: Cá nhân
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ năm học 2021 – 2022
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- 1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Hơn nữa, Ngữ văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Trong thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn còn có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm vụ giữ gìn sự sống cho ngôn ngữ dân tộc và phát huy nó tốt đẹp hơn nữa trước đời sống công nghệ ngày càng thay thế dần rất nhiều thứ khác.
Riêng với phân môn tập làm văn giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận,...Đối với lớp 9, các em đã làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội trong đó có nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Những năm học vừa qua, tôi trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là dạng văn nghị luận rất thiết thực, các em cần có vốn sống, có tư duy và có chính kiến của mình đối với các vấn đề xã hội. Và cũng qua bài văn, để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, hướng các em tới những điều cao đẹp hơn trong cuộc sống. Thế nhưng không ít học sinh chưa hiểu rõ thể văn này cũng như chưa nắm được phương pháp làm bài hiệu quả.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em.
- II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
- 1/ Kiến thức cần có khi nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau đòi hỏi học sinh phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng mới có thể viết được bài văn. Muốn vậy, các em phải có ý thức quan sát, tìm hiểu ghi chép các sự việc, hiện tượng đáng quan tâm của đời sống để vận dụng viết bài. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh huy động, tích lũy kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau:
- Tích lũy kiến thức từ đời sống: Giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, quan sát những sự việc, hiện tượng và biết suy nghĩ, đánh giá những gì mình nghe được, quan sát được.
- Kiến thức từ trải nghiệm bản thân: Học sinh biết vận dụng những kiến thức từ chính sự trải nghiệm của bản thân vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành. Điều đó sẽ làm tăng sức thuyết phục của bài văn.
2. Định hướng yêu cầu về nội dung và hình thức:
- Nội dung: Phải trình bày rõ nội dung, bản chất của sự việc, hiện tượng, phải trình bày rõ thái độ, ý kiến của người viết về mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Cụ thể:
+ Nêu thực trạng của vấn đề.
+ Biểu hiện – phân tích tác hại.
+ Nguyên nhân.
+ Biện pháp khắc phục (hướng giải quyết)
+ Ý thức bản thân đối với vấn đề nghị luận.
- Hình thức: Sự bàn luận, đánh giá phải có luận điểm rõ ràng, được trình bày bằng các luận cứ xác thực, bằng các phép lập luận phù hợp.
+ Lời văn có sức thuyết phục.
+ Bố cục: Bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng phải đảm bảo các phần chặt chẽ, mạch lạc theo những yêu cầu chung của một bài văn nghị luận.
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề sẽ bàn luận.
Thân bài: Phân tích các mặt của sự việc, hiện tượng, trình bày ý kiến, sự đánh giá của mình.
Kết bài: Khẳng định, phủ định, khái quát ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
3. Các bước hướng dẫn học sinh viết bài văn.
Bước 1: Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề
*Tìm hiểu đề:
Đề bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống bao giờ cũng nêu ra một sự việc, hiện tượng để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ của mình đối với vấn đề đó. Phân tích đề là một nhiệm vụ quan trọng nhằm định hướng đi cơ bản cho bài văn. Phân tích để xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận, để làm bài không bị sai lệch. Vì vậy giáo viên hướng dẫn học sinh cần lưu ý mấy điểm sau:- Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
- Có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một đoạn tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh đề thường là: “nêu suy nghĩ của mình”; “nêu nhận xét, suy nghĩ của mình”; “nêu ý kiến”; “bày tỏ thái độ…”; có những đề bài không có mệnh lệnh.
* Tìm ý:
Trên cơ sở đã tiến hành việc tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn. Học sinh cần xác định được có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
Với kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống; giáo viên cần hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm ý cho bài văn thông qua các gợi ý sau:
- Câu hỏi 1: Đối tượng đó là gì? ( đối tượng đó như thế nào) biểu hiện của đối tượng đó ra sao? => tìm ít nhất 3 biểu hiện.
- Câu hỏi 2: Mặt đúng, mặt lợi ích / mặt sai, mặt hậu quả đối với bản thân người viết, gia đình, xã hội.
- Câu hỏi 3: Nguyên nhân, xuất phát từ đâu?
- Câu hỏi 4: Giải pháp thực hiện như thế nào? ( giải pháp cho người viết, gia đình, xã hội).
Từ việc hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi, giáo viên đưa ra đề bài cụ thể để học sinh tập làm quen với việc đặt câu hỏi:
Ví dụ: Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Với đề bài này, học sinh có thể đặt hệ thống câu hỏi để tìm ý như sau: Bạo lực học đường là gì? Thực trạng nạn bạo lực học đường diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào dẫn đến thực trạng trên? Hậu quả của nó như thế nào? Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?
Bước 2. Xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ
Với những yêu cầu trực tiếp, vấn đề không có gì khó. Với những đề bài theo hướng mở thì cần rất nhiều tới hiểu biết của học sinh về đời sống, xã hội, con người…sau đó mới là kĩ năng cần thiết trước khi thực hiện viết bài: xác lập luận điểm, xây dựng luận cứ.
Thực tế đây là hai thao tác với cách thực hiện theo trình tự hoàn chỉnh:
Xác lập những luận điểm (ý lớn) và luận cứ (ý nhỏ), hết luận điểm này, tới luận điểm khác. Tức là theo trình tự của một bài văn, từ mở bài, qua thân bài tới kết bài.
- Xác định luận điểm qua các từ ngữ trong đề.
- Xác định qua biểu hiện liên quan từ các vế câu.
- Xác định thông qua vấn đề phải giải thích ( với đề bài có những từ ngữ phải hiểu giải thích)
- Nắm vững giới hạn (độ mở của đề) để xây dựng luận điểm hợp lí, phù hợp với hiểu biết và khả năng sáng tạo của mình trong bài viết.
- Có thể xác định luận điểm (ý lớn) từ hai mặt: phải-trái, đúng-sai, tích
cực-tiêu cực (hạn chế), tốt-xấu…v v…
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng .
Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thì người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn đối với học sinh. Vì thế cần hướng dẫn các em cách để có được những dẫn chứng thuyết phục.-Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác về một sự việc nào đó.
- Sau một thời gian tích lũy cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau. Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ hay BillGates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của con người, hoặc vừa là đề bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về một lòng nhân ái...).
Bước 4. Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu khi lập luận:
Xác định luận điểm chính xác, minh bạch
Tìm các luận cứ thuyết phục
Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí
Bước 5. Luyện viết
a. Hướng dẫn viết đoạn mở bài:* Viết mở bài trực tiếp:
Đối với mở bài trực tiếp, học sinh dẫn dắt thẳng vào vấn đề nghị luận. Giới thiệu vấn đề nghị luận ngắn gọn hàm súc.
Mở bài trực tiếp không yêu cầu học sinh phải suy luận nhiều, cách viết này đảm bảo đúng chủ đề, ngắn gọn tuy nhiên hiệu quả nghệ thuật không cao và bài văn sẽ không được đánh giá cao bằng mở bài gián tiếp.
Ví dụ:
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Mỗi chúng ta cần có những nhận thức về vấn đề nguy cấp này và có biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường sống.
* Viết mở bài gián tiếp:
Mở bài gián tiếp là cách viết phần mở bài dài hơn trực tiếp, có những liên tưởng, dẫn dắt tinh tế, khéo léo vào vấn đề nghị luận.
Mở bài gián tiếp giúp cho bài làm văn dài hơn, hay hơn, hiệu quả cao hơn mở bài trực tiếp.
Học sinh muốn viết được một mở bài gián tiếp hay cần có sự liên tưởng giữa vấn đề nghị luận ở đề bài với những vấn đề khác có nét tương đồng hoặc tương phản rồi dùng những vấn đề đó dẫn dắt vào đề bài. Và bài văn có mở bài gián tiếp sẽ được đánh giá cao hơn mở bài trực tiếp vì nó sinh động hơn, giàu sức gợi hơn.
Ví dụ:
Trên thế giới hàng ngày diễn ra nhiều vấn đề nhức nhối nhận được sự quan tâm của dư luận toàn xã hội. Chúng ta không nên thờ ơ, bàng quan với cuộc sống quanh ta đặc biệt là trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ngày càng tàn phá cuộc sống nặng nề như hiện nay.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!