- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề..................................................... trang 2
2. Mục đích đề tài.............................................. trang 2
3. Phạm vi đề tài................................................ trang 2
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận................................................. trang 3
2. Thực trạng.................................................... trang 3
3. Giải quyết vấn đề........................................... trang 4
4. Kết quả đạt được.......................................... trang 15
5. Bài học kinh nghiệm..................................... trang 16
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về tài và đức: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Đây là một minh chứng cho việc giáo dục toàn diện con người mới trong thời đại ngày nay. Trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng, các em còn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “tờ giấy trắng” viết như thế nào thì nó in đậm, in sâu khó xóa mờ. Mặt khác, trong học tập vẫn có một số em học sinh còn ham chơi, ít chú ý, học hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng “mầm non của đất nước” phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. “Học sinh thích đi học, thích học. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cũng chính mục tiêu phấn đấu của tôi.
2. Mục đích đề tài
Xây dựng môi trường giáo dục tốt là tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em, bởi “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người mức ấy” (K. Marx). Việc cần giáo dục trẻ tự ý thức về những hoạt động của bản thân, yếu tố tự giáo dục ở trẻ càng cao bao nhiêu càng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển nhân cách của chính trẻ bấy nhiêu. Thế nên, bản thân mỗi giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn nại của một người mẹ, phải yêu nghề, mến trẻ, đề ra các phương pháp giúp học sinh cảm thấy vui vẻ tự tin khi đến trường học tập. Từ đó, các em có ý thức tự giác học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Phạm vi đề tài
Như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” Do đó, việc giáo dục nhân cách các em học sinh không thể nào một sớm một chiều mà thành công. Trong phạm vi một năm học, tôi chỉ cố gắng rèn luyện các em nhận biết được những cái tốt cái xấu, phân biệt những điều đúng và chưa đúng, biết cách tự học tập, san sẻ những khó khăn cùng bạn bè, biết yêu thương lẫn nhau. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng cách “ Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp” thực hiện cho học sinh lớp 5 trong năm học 2021 – 2022.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Một khảo sát cho thấy một số thầy cô giáo đã sử dụng phương pháp trừng phạt để giáo dục học sinh nhất là những em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi. Điểm chung có thể nhận thấy rất rõ là xuất phát điểm từ hành động trừng phạt đó là tình yêu thương, mong mỏi học sinh trở nên ngoan ngoãn của các thầy cô giáo. Tuy nhiên, điều đó lại thể hiện rõ sự lúng túng, bất lực của không ít thầy cô giáo trong việc giáo dục học sinh. Theo đánh giá của các nhà tâm lý, hầu hết các trường hợp sử dụng các biện pháp hà khắc để giáo dục, kết quả thường không được như mong muốn. Một số học sinh trở nên khép mình hơn, rụt rè và thiếu tự tin. Có không ít trường hợp đau lòng là những học sinh sau khi bị trừng phạt bỗng nhìn nhận thầy cô như kẻ thù, tìm cách xa lánh, có em bỏ học, thậm chí còn có trường hợp học sinh phản ứng lại với giáo viên bằng bạo lực.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, ngoài những nhu cầu sinh lí tối thiểu như ăn uống,thở, ngủ… để sống, học sinh tiểu học còn có các nhu cầu tâm lý xã hội rất cần thiết cho sự phát triển của bản thân. Đó là được yêu thương, được chấp nhận, tự lập và tự khẳng định mình. Dựa trên những nhu cầu tâm lý đó, giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực để giáo dục đạo đức học sinh là rất cần thiết. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên cần bình tĩnh làm chủ bản thân, lựa lời giải thích kĩ cho học sinh hiểu và nhận thấy ra vấn đề để rút kinh nghiệm lần sau. Thầy cô giáo cần khoan dung giúp đỡ học sinh phân biệt đúng sai. Nói cách khác nên biến hóa lỗi lầm thành nguồn thông tin hữu ích để giúp học sinh tự học tập, tự rèn luyện bản thân và quan trọng hơn là giúp học sinh biết nhận lỗi và có trách nhiệm khắc phục lỗi lầm đó.
2. Thực trạng
Qua những năm tháng giảng dạy tại ngôi trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng, tôi nhận thấy rằng trẻ em ở lứa tuổi lớp 5 là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội. Do đó, các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mặc dù tôi đã được học nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế không phải học sinh nào cũng chấp nhận những phương pháp ấy bởi mỗi em có một khả năng tiếp thu riêng, hoàn cảnh riêng. Nhớ ngày đầu tiên nhận lớp, 39 em học sinh với những tính cách khác nhau nhưng đều vô cùng hiếu động và tinh nghịch. Trong lớp tôi đa số các em ít được sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ. Ba mẹ các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, không còn thời gian bảo ban các em, khuyến khích hay động viên các em xem ti vi, đọc báo, đọc sách,… để mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn. Mỗi ngày đến trường, một số em được bố mẹ chuẩn bị rất chu đáo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ; một số em thì phải tự chăm lo vệ sinh thân thể bản thân. Một số em ham chơi, quậy phá, hay bắt nạt các em nhỏ tuổi hơn mình. Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp không có, năng lực hạn chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa. Đó là những học sinh mà tôi có trách nhiệm dạy và rèn luyện nhân cách các em trong suốt năm học này. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con cái, còn nuông chiều hoặc phó mặc cho nhà trường. Một vài phụ huynh khác thì chưa có phương pháp giáo dục con cái đúng theo khoa học, còn nặng về bạo lực, chửi bới con cái làm tổn hại đến thân xác và tinh thần của các em.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề..................................................... trang 2
2. Mục đích đề tài.............................................. trang 2
3. Phạm vi đề tài................................................ trang 2
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận................................................. trang 3
2. Thực trạng.................................................... trang 3
3. Giải quyết vấn đề........................................... trang 4
4. Kết quả đạt được.......................................... trang 15
5. Bài học kinh nghiệm..................................... trang 16
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về tài và đức: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Đây là một minh chứng cho việc giáo dục toàn diện con người mới trong thời đại ngày nay. Trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng, các em còn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “tờ giấy trắng” viết như thế nào thì nó in đậm, in sâu khó xóa mờ. Mặt khác, trong học tập vẫn có một số em học sinh còn ham chơi, ít chú ý, học hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng “mầm non của đất nước” phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. “Học sinh thích đi học, thích học. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cũng chính mục tiêu phấn đấu của tôi.
2. Mục đích đề tài
Xây dựng môi trường giáo dục tốt là tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em, bởi “con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người mức ấy” (K. Marx). Việc cần giáo dục trẻ tự ý thức về những hoạt động của bản thân, yếu tố tự giáo dục ở trẻ càng cao bao nhiêu càng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển nhân cách của chính trẻ bấy nhiêu. Thế nên, bản thân mỗi giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn nại của một người mẹ, phải yêu nghề, mến trẻ, đề ra các phương pháp giúp học sinh cảm thấy vui vẻ tự tin khi đến trường học tập. Từ đó, các em có ý thức tự giác học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Phạm vi đề tài
Như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” Do đó, việc giáo dục nhân cách các em học sinh không thể nào một sớm một chiều mà thành công. Trong phạm vi một năm học, tôi chỉ cố gắng rèn luyện các em nhận biết được những cái tốt cái xấu, phân biệt những điều đúng và chưa đúng, biết cách tự học tập, san sẻ những khó khăn cùng bạn bè, biết yêu thương lẫn nhau. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng cách “ Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp” thực hiện cho học sinh lớp 5 trong năm học 2021 – 2022.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Một khảo sát cho thấy một số thầy cô giáo đã sử dụng phương pháp trừng phạt để giáo dục học sinh nhất là những em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi. Điểm chung có thể nhận thấy rất rõ là xuất phát điểm từ hành động trừng phạt đó là tình yêu thương, mong mỏi học sinh trở nên ngoan ngoãn của các thầy cô giáo. Tuy nhiên, điều đó lại thể hiện rõ sự lúng túng, bất lực của không ít thầy cô giáo trong việc giáo dục học sinh. Theo đánh giá của các nhà tâm lý, hầu hết các trường hợp sử dụng các biện pháp hà khắc để giáo dục, kết quả thường không được như mong muốn. Một số học sinh trở nên khép mình hơn, rụt rè và thiếu tự tin. Có không ít trường hợp đau lòng là những học sinh sau khi bị trừng phạt bỗng nhìn nhận thầy cô như kẻ thù, tìm cách xa lánh, có em bỏ học, thậm chí còn có trường hợp học sinh phản ứng lại với giáo viên bằng bạo lực.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, ngoài những nhu cầu sinh lí tối thiểu như ăn uống,thở, ngủ… để sống, học sinh tiểu học còn có các nhu cầu tâm lý xã hội rất cần thiết cho sự phát triển của bản thân. Đó là được yêu thương, được chấp nhận, tự lập và tự khẳng định mình. Dựa trên những nhu cầu tâm lý đó, giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực để giáo dục đạo đức học sinh là rất cần thiết. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên cần bình tĩnh làm chủ bản thân, lựa lời giải thích kĩ cho học sinh hiểu và nhận thấy ra vấn đề để rút kinh nghiệm lần sau. Thầy cô giáo cần khoan dung giúp đỡ học sinh phân biệt đúng sai. Nói cách khác nên biến hóa lỗi lầm thành nguồn thông tin hữu ích để giúp học sinh tự học tập, tự rèn luyện bản thân và quan trọng hơn là giúp học sinh biết nhận lỗi và có trách nhiệm khắc phục lỗi lầm đó.
2. Thực trạng
Qua những năm tháng giảng dạy tại ngôi trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng, tôi nhận thấy rằng trẻ em ở lứa tuổi lớp 5 là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội. Do đó, các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mặc dù tôi đã được học nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế không phải học sinh nào cũng chấp nhận những phương pháp ấy bởi mỗi em có một khả năng tiếp thu riêng, hoàn cảnh riêng. Nhớ ngày đầu tiên nhận lớp, 39 em học sinh với những tính cách khác nhau nhưng đều vô cùng hiếu động và tinh nghịch. Trong lớp tôi đa số các em ít được sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ. Ba mẹ các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, không còn thời gian bảo ban các em, khuyến khích hay động viên các em xem ti vi, đọc báo, đọc sách,… để mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn. Mỗi ngày đến trường, một số em được bố mẹ chuẩn bị rất chu đáo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ; một số em thì phải tự chăm lo vệ sinh thân thể bản thân. Một số em ham chơi, quậy phá, hay bắt nạt các em nhỏ tuổi hơn mình. Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp không có, năng lực hạn chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa. Đó là những học sinh mà tôi có trách nhiệm dạy và rèn luyện nhân cách các em trong suốt năm học này. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con cái, còn nuông chiều hoặc phó mặc cho nhà trường. Một vài phụ huynh khác thì chưa có phương pháp giáo dục con cái đúng theo khoa học, còn nặng về bạo lực, chửi bới con cái làm tổn hại đến thân xác và tinh thần của các em.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!