- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,208
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN 11 + KHỐI THPT được soạn dưới dạng file word gồm 75 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1.Cơ sở lí luận liên quan đến kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
1.1.1.1. Vai trò quan trọng của phương pháp dạy học trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”-có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức. Bê – cơn ví phương pháp là “ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối”, Hê – ghen khẳng định “phương pháp là linh hồn của đối tượng”, có thể nói, phương pháp chính là chiếc chìa khóa vạn năng để làm sáng tỏ vấn đề, không có phương pháp không thể đi đến chân lí [33]
Trong dạy học, phương pháp dạy học được coi “là những hình thức và cách thức hoạtđộng của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mụcđích dạy học [73]. Trong dạy học, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức, cách thức hoạt động khác nhau nhưng cần đặc biệt chú trọng “hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học [75]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của phương pháp dạy học trong việc phát triển kĩ năng, năng lực tự học của học sinh.
Trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường hiện nay, sự đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực.Với quan niệm “mỗi học sinh không phải là bình chứa mà là một ngọn lửa,giáo viên cần thắp sáng lên ngọn lửa đó”, nhiều giáo viên trong những bài dạy một văn bản cụ thể đã đưa ra được nhiều phương pháp dạy học linh hoạt, tích cực giúp học sinh học tập chủ động,hứng thú: phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, trao đổi nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tuy nhiên, với những vấn đề chung mang tính khái quát như cách dạy bài khái quát, văn học sử, cách đọc-hiểu phần tiểu dẫn hay đọc-hiểu theo chùm thể loại…thiết nghĩ cũng cần đưa ra một cách dạy, phương pháp dạy phù hợp, đạt hiệu quả. Phương pháp đó nên được “mã hóa” thành những hoạt động cụ thể, từng thao tác tương ứng giúp người học hình thành kĩ năng như một con đường đã mở để các em dễ dàng, chủ động tiếp cận văn bản.
1.1.1.2. Kĩ năng và kĩ năng học tập
1.1.1.2.1. Kĩ năng là gì?
Quan niệm về kĩ năng là một vấn đề phức tạp trong tâm lí học, có hai hướng nghiên cứu chính:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kĩ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kĩ thuật của thao tác hành động.
Hướng thứ hai: Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của hành động, coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng.
Kĩ năng biểu thị mức độ thực hiện thành thạo, chuẩn xác các hoạt động dựa trên kiến thức, hành động đã từng được thực hiện nhiều lần và phù hợp với đối tượng của hành động. Ví dụ: kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nấu ăn, kĩ năng giải toán, kĩ năng làm văn,… Hay nói cách khác, một cách ngắn gọn thì kĩ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ mới trong học tập, trong cuộc sống.
1.1.1.2.2. Kĩ năng học tập
Kĩ năng học tập là việc thực hiện có hiệu quả những hành động và kĩ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định. Kĩ năng học tập là tập hợp những hành động như phân tích, mô hình hóa, khái quát hóa các đối tượng nhận thức bằng cách vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để đạt được những kết quả học tập một cách thành thục.
Rèn luyện kĩ năng học tập là rèn luyện cho HS một hệ thống thao tác nhằm làm biến đổi đối tượng và làm sáng tỏ những thông tin trong nhiệm vụ học tập, đối chiếu chúng với hành động cụ thể.
1.1.1.3. Đọc hiểu văn bản văn học và kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
1.1.1.3.1. Đọc hiểu văn bản
Hoạt động đọc hiểu văn bản là hoạt động tư duy có tính chất đặc thù, phức tạp. Dù đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm đọc hiểu khác nhau.Trong nhiều quan niệm về đọc hiểu văn bản, chúng tôi lựa chọn cách hiểu của PISA. Để đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của HS, tổ chức OECD quan niệm : “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.” [74]. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu, bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Đối tượng của hoạt động đọc hiểu là các loại văn bản với sự đa dạng về nội dung và dạng thức tồn tại. Văn bản có thể là VB ngôn ngữ, có thể là biểu đồ, hình ảnh, biểu tượng, có thể kết hợp các dạng thức trên. Về nội dung, cuộc sống có bao nhiêu vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có bấy nhiêu dạng nội dung văn bản là đối tượng của đọc hiểu, từ lĩnh vực khoa học, xã hội, đời sống, nghệ thuật, tâm linh…
Mục tiêu của hoạt động đọc hiểu nói chung là tiếp thu, lĩnh hội, hiểu rõ và vận dụng nội dung đọc được, kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống, là để phát triển năng lực và góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Mục tiêu của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản giúp HS có năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ.“Qua đọc hiểu, năng lực và tri thức văn hoá của từng người được bộc lộ rõ, đồng thời làm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc và làm biến đổi cách thức, chất lượng và tầm văn hoá đọc” [33].
Nội dung đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích đọc hiểu, đặc điểm của văn bản đọc hiểu… Dựa vào các tiêu chí khác nhau như kiểu loại văn bản, mục đích đọc, cấp độ đọc, trình độ của bạn đọc, đối tượng đọc hiểu… mà nội dung đọc hiểu có những điểm khác nhau.
1.1.1.3.2. Đọc hiểu văn bản văn học
Có thể nói, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Với văn bản văn học, khái niệm đọc hiểu có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ, gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận, tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, tường giải học, văn bản học,… Bởi vì, đọc hiểu không chỉ là hoạt động tái tạo âm thanh từ chữ viết mà là một tương quan năng động giữa cấu trúc tâm lí nhân cách, cấu trúc văn hoá, cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc hình tượng và cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, khái niệm đọc hiểu do chưa đủ bao quát hoạt động và đặc thù của việc tiếp cận, chiếm lĩnh một văn bản văn chương, cho nên dễ gây ngộ nhận, hiểu lầm là đọc văn chỉ có đọc hiểu, chỉ chú trọng hiểu biết, trí tuệ mà coi nhẹ đọc thẩm mĩ, đọc văn chương, coi nhẹ đồng cảm thẩm mĩ, đồng thể nghiệm, đồng sáng tạo. Khái niệm đọc hiểu tác phẩm văn học cần được hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đích cảm thụ và hiểu biết chính xác và cặn kẽ tác phẩm, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương (văn hóa, xã hội) mới mẻ, sâu sắc, lớn lao và hữu ích. Hiểu như vậy, đọc văn thực chất là một quá trình trực cảm thẩm mĩ đồng thời phân tích, giải mã văn bản để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm và định hướng hiệu quả tác động về nhận thức và thẩm mĩ nơi người đọc. Vì vậy, đọc hiểu văn bản văn học phải chú ý đến phương diện quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể đọc văn và đối tượng thẩm mĩ làvăn bản văn học.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1.Cơ sở lí luận liên quan đến kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
1.1.1.1. Vai trò quan trọng của phương pháp dạy học trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”-có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức. Bê – cơn ví phương pháp là “ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối”, Hê – ghen khẳng định “phương pháp là linh hồn của đối tượng”, có thể nói, phương pháp chính là chiếc chìa khóa vạn năng để làm sáng tỏ vấn đề, không có phương pháp không thể đi đến chân lí [33]
Trong dạy học, phương pháp dạy học được coi “là những hình thức và cách thức hoạtđộng của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mụcđích dạy học [73]. Trong dạy học, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức, cách thức hoạt động khác nhau nhưng cần đặc biệt chú trọng “hình thành các năng lực, dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học [75]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của phương pháp dạy học trong việc phát triển kĩ năng, năng lực tự học của học sinh.
Trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường hiện nay, sự đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực.Với quan niệm “mỗi học sinh không phải là bình chứa mà là một ngọn lửa,giáo viên cần thắp sáng lên ngọn lửa đó”, nhiều giáo viên trong những bài dạy một văn bản cụ thể đã đưa ra được nhiều phương pháp dạy học linh hoạt, tích cực giúp học sinh học tập chủ động,hứng thú: phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, trao đổi nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tuy nhiên, với những vấn đề chung mang tính khái quát như cách dạy bài khái quát, văn học sử, cách đọc-hiểu phần tiểu dẫn hay đọc-hiểu theo chùm thể loại…thiết nghĩ cũng cần đưa ra một cách dạy, phương pháp dạy phù hợp, đạt hiệu quả. Phương pháp đó nên được “mã hóa” thành những hoạt động cụ thể, từng thao tác tương ứng giúp người học hình thành kĩ năng như một con đường đã mở để các em dễ dàng, chủ động tiếp cận văn bản.
1.1.1.2. Kĩ năng và kĩ năng học tập
1.1.1.2.1. Kĩ năng là gì?
Quan niệm về kĩ năng là một vấn đề phức tạp trong tâm lí học, có hai hướng nghiên cứu chính:
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kĩ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kĩ thuật của thao tác hành động.
Hướng thứ hai: Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của hành động, coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng.
Kĩ năng biểu thị mức độ thực hiện thành thạo, chuẩn xác các hoạt động dựa trên kiến thức, hành động đã từng được thực hiện nhiều lần và phù hợp với đối tượng của hành động. Ví dụ: kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nấu ăn, kĩ năng giải toán, kĩ năng làm văn,… Hay nói cách khác, một cách ngắn gọn thì kĩ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ mới trong học tập, trong cuộc sống.
1.1.1.2.2. Kĩ năng học tập
Kĩ năng học tập là việc thực hiện có hiệu quả những hành động và kĩ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định. Kĩ năng học tập là tập hợp những hành động như phân tích, mô hình hóa, khái quát hóa các đối tượng nhận thức bằng cách vận dụng những tri thức kinh nghiệm đã có để đạt được những kết quả học tập một cách thành thục.
Rèn luyện kĩ năng học tập là rèn luyện cho HS một hệ thống thao tác nhằm làm biến đổi đối tượng và làm sáng tỏ những thông tin trong nhiệm vụ học tập, đối chiếu chúng với hành động cụ thể.
1.1.1.3. Đọc hiểu văn bản văn học và kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
1.1.1.3.1. Đọc hiểu văn bản
Hoạt động đọc hiểu văn bản là hoạt động tư duy có tính chất đặc thù, phức tạp. Dù đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm đọc hiểu khác nhau.Trong nhiều quan niệm về đọc hiểu văn bản, chúng tôi lựa chọn cách hiểu của PISA. Để đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của HS, tổ chức OECD quan niệm : “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.” [74]. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu, bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Đối tượng của hoạt động đọc hiểu là các loại văn bản với sự đa dạng về nội dung và dạng thức tồn tại. Văn bản có thể là VB ngôn ngữ, có thể là biểu đồ, hình ảnh, biểu tượng, có thể kết hợp các dạng thức trên. Về nội dung, cuộc sống có bao nhiêu vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có bấy nhiêu dạng nội dung văn bản là đối tượng của đọc hiểu, từ lĩnh vực khoa học, xã hội, đời sống, nghệ thuật, tâm linh…
Mục tiêu của hoạt động đọc hiểu nói chung là tiếp thu, lĩnh hội, hiểu rõ và vận dụng nội dung đọc được, kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống, là để phát triển năng lực và góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Mục tiêu của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản giúp HS có năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ.“Qua đọc hiểu, năng lực và tri thức văn hoá của từng người được bộc lộ rõ, đồng thời làm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc và làm biến đổi cách thức, chất lượng và tầm văn hoá đọc” [33].
Nội dung đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích đọc hiểu, đặc điểm của văn bản đọc hiểu… Dựa vào các tiêu chí khác nhau như kiểu loại văn bản, mục đích đọc, cấp độ đọc, trình độ của bạn đọc, đối tượng đọc hiểu… mà nội dung đọc hiểu có những điểm khác nhau.
1.1.1.3.2. Đọc hiểu văn bản văn học
Có thể nói, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Với văn bản văn học, khái niệm đọc hiểu có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ, gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận, tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, tường giải học, văn bản học,… Bởi vì, đọc hiểu không chỉ là hoạt động tái tạo âm thanh từ chữ viết mà là một tương quan năng động giữa cấu trúc tâm lí nhân cách, cấu trúc văn hoá, cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc hình tượng và cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương.
Tuy nhiên, khái niệm đọc hiểu do chưa đủ bao quát hoạt động và đặc thù của việc tiếp cận, chiếm lĩnh một văn bản văn chương, cho nên dễ gây ngộ nhận, hiểu lầm là đọc văn chỉ có đọc hiểu, chỉ chú trọng hiểu biết, trí tuệ mà coi nhẹ đọc thẩm mĩ, đọc văn chương, coi nhẹ đồng cảm thẩm mĩ, đồng thể nghiệm, đồng sáng tạo. Khái niệm đọc hiểu tác phẩm văn học cần được hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đích cảm thụ và hiểu biết chính xác và cặn kẽ tác phẩm, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương (văn hóa, xã hội) mới mẻ, sâu sắc, lớn lao và hữu ích. Hiểu như vậy, đọc văn thực chất là một quá trình trực cảm thẩm mĩ đồng thời phân tích, giải mã văn bản để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm và định hướng hiệu quả tác động về nhận thức và thẩm mĩ nơi người đọc. Vì vậy, đọc hiểu văn bản văn học phải chú ý đến phương diện quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể đọc văn và đối tượng thẩm mĩ làvăn bản văn học.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!