- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG CẤP THCS được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phân tích, nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giáo dục đào tạo ở nước ta thời gian qua chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học, đồng thời nêu bật yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.” Quan điểm của Đảng coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu-nay lại càng được nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn, đặc biệt là phương hướng có tính chiến lược nhằm tạo ra một động lực cho những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học, thiết thực đáp ứng yêu cầu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Trong những yêu cầu thay đổi cấp bách đó, yêu cầu phát huy tính chủ động sáng tạo của người học được đặt ra như là một vấn đề nổi bật.
Còn Luật giáo dục cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy, thêm một lần, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được khẳng định cả ở phương diện bản chất và mục tiêu thực hiện.
Đồng thời, xuất phát từ nhận thức rằng phần lớn nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy văn học và vận dụng cơ chế giảng văn mới không những xem trọng tài năng toàn diện của giáo viên mà phải nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh. Nhằm tạo ra sự hài hòa giữa hoạt động dạy và học, để tác động mạnh mẽ vào quá trình lĩnh hội của học sinh, thực hiện được giờ học tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn. Đồng thời, trong môi trường tiếng nói nghệ thuật văn chương luôn được mở rộng nên cần đề cao trí tưởng tượng của con người. Đặc biệt là hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của lứa tuổi thanh thiếu niên hôm nay.
Hơn nữa, giảng văn là đối mặt với tác phẩm nghệ thuật, nó có hình thức kiến trúc bằng lời, không thấy được hình dạng, không phải là vật thể mà là một chuỗi lời nói có khả năng khêu gợi ở người đọc, người nghe những hình ảnh trong tâm tưởng. Văn thơ chỉ nghe được bằng tai nhưng chỉ thấy được bằng tâm trí. Giảng văn không tự nó đến được với học sinh mà phải tìm ra cung cách tác động vào tư duy văn học, trong đó liên tưởng và tưởng tượng là những nhân tố cơ bản nhất để học sinh có khả năng nhạy bén năng động nhận ra những sáng tạo hình tượng trong tác phẩm và tạo ra những hình tượng của bản thân mình trong quá trình giảng văn. Có thể nói rằng, quên trí tưởng tượng là bỏ đói tư duy văn học, một nội dung nhạy cảm để bàn tiếp chất lượng giảng văn.
I. Hiện trạng kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương cấp THCS:
Thực tế, hoạt động liên tưởng và tưởng tượng của học sinh đều xuất phát từ những hiểu biết của chính bản thân các em về tác phẩm văn học. Mặc dù, liên tưởng và tưởng tượng được các em thể hiện khá phong phú. Có học sinh đã biết bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ xuất phát điểm và kiểm chứng cho những liên tưởng, tưởng tượng; việc tái hiện các chi tiết tiêu biểu hoặc điển hình thường bắt đầu từ tình huống có vấn đề hay hoàn cảnh có vấn đề. Thế nhưng, những bài viết có cách diễn đạt hình ảnh phong phú linh hoạt thể hiện được sức liên tưởng, tưởng tượng khá sâu sắc thì rất ít và thường tập trung ở một số học sinh của lớp chọn.
Chẳng hạn, khi học Truyện Kiều có học sinh đã thể hiện được những ý kiến khá sâu sắc: Với sự đồng cảm, Nguyễn Du đã khơi dậy trong lòng người đọc nỗi xót xa, niềm thương cảm về một con người tài sắc bị xã hội vùi dập. Tiếng nói thương cảm đó như nấc lên những lời nghẹn ngào để đọc giả nhìn thấy một gương mặt đẹp sợ hãi khi đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Ngược lại, có những liên tưởng, tưởng tượng nông cạn và sai lệch đáng lo ngại. Đó là những bài viết phân tích ngôn ngữ hời hợt, hiểu tác phẩm một cách chung chung-thậm chí có hiện tượng không hiểu gì về hình tượng. Biểu hiện rõ nhất của những bài này là học sinh thường kể lại tác phẩm, đa số có xu hướng mô phỏng lời nhà văn hoặc diễn xuôi các câu thơ, làm cho tác phẩm văn học trở nên đơn nghĩa và khuôn hẹp phạm vi phản ánh. Chẳng hạn, có học sinh hiểu về Nhớ Rừng của Thế Lữ rằng: Một chú hổ hung hăng dữ tợn thế ấy và lại là một chúa tể sơn lâm mà nay phải gặm căm hờn trong lồng sắt chờ chết trước trăm nghìn đôi mắt của du khách. Thật đáng thương thay cho một loài vật hoang dã.
Bên cạnh đó, có những học sinh đã đồng nhất nhân vật văn học với tác giả: Mở đầu bài thơ Bánh trôi nước ta đã thấy một cô Hồ Xuân Hương trẻ trung, đầy sức sống, với vẻ đẹp có thể nói nghiêng nước nghiêng thành với nước da trắng và thân hình tròn trịa, nhưng số phận lại rất lênh đênh, bất hạnh….
Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng kể trên có thể do học sinh chưa thực sự tập trung chú ý vào bài học, có thể do vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn hoặc chưa nắm vững nguyên tắc phân tích tác phẩm, có thể do khả năng tri giác và giải mã ngôn ngữ hạn chế, cũng có thể không có khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh, có thể do khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh kém hiệu quả, hoặc không có khả năng hình dung và hình thành biểu tượng nghệ thuật.
Hơn nữa, hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Có thể do giáo viên ít có điều kiện quan tâm đến diễn biến hoạt động tiếp nhận của học sinh, hoặc do sự phân phối thời gian cho mỗi bài học chưa hợp lý. Nhiều giáo viên, khi lên lớp giờ giảng văn thường đứng trước mâu thuẫn khó giải quyết-đó là mâu thuẫn giữa thời gian thực hiện với khối lượng công việc, khiến cho những đầu tư thích đáng cho việc tổ chức hoạt động liên tưởng và tưởng tượng trong hệ thống việc làm tích cực của học sinh không được đảm bảo, cũng như chưa thực sự chú ý đến những phương tiện có khả năng kích thích hứng thú nhận thức sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng nói trên, việc hình thành ý thức trau dồi ngôn ngữ, tích lũy vốn biểu tượng cũng như kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng cùng với các kỹ năng phân tích văn học khác cho học sinh là một yêu cầu thiết thực trong quá trình dạy học phân tích văn chương.
II. Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương cấp THCS:
1. Xác lập tâm thế tiếp nhận văn chương cho học sinh bằng lời dẫn:
Có nhiều cách tạo ra tâm thế (sự tập trung của ý thức) của học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Với đặc thù của bộ môn, việc thể hiện lời dẫn của giáo viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương có ý nghĩa không nhỏ.
Lời dẫn của giáo viên khi vào bài có ý nghĩa tạo ra một tâm thế đặc trưng cho học sinh định hướng nhận thức. Đó chính là việc thiết lập một dòng liên tưởng cảm xúc hoặc mở ra một dự cảm khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ thuật của học sinh. Lời vào bài của giáo viên phải mở ra được tình huống hay không khí mới lạ, kích thích hưng phấn và gây được sự chú ý đặc biệt cho học sinh.
Về nội dung, lời vào bài cần ngắn gọn, xúc tích, nêu được vấn đề một cách ấn tượng, xác định rõ ràng đối tượng cho bài học.
Về hình thức, tuỳ từng yêu cầu, đặc điểm bài học tác phẩm văn chương có thể linh hoạt thực hiện bằng lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp. Trong đó, lời dẫn trực tiếp là lời dẫn có tính chất định tính, định danh vấn đề.
Ví dụ: “Giá trị tiêu biểu của nội dung Truyện Kiều là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong việc thể hiện tiếng nói ca ngợi những giá trị phẩm chất đẹp đẽ, đồng tình với những khát vọng giải phóng và đồng cảm với số phận bi kịch của con người; tiếng nói lên án những thế lực tàn bạo. Để tìm hiểu cụ thể một trong những nội dung tiêu biểu đó-sự đồng cảm với nỗi đau khổ của con người, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.”
Còn lời dẫn gián tiếp là loại lời dẫn có tính chất phản đề hoặc nêu vấn đề để tăng cường sự chú ý của học sinh vào đối tượng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐẶT VẤN ĐỀ
Về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phân tích, nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giáo dục đào tạo ở nước ta thời gian qua chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học, đồng thời nêu bật yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.” Quan điểm của Đảng coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu-nay lại càng được nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn, đặc biệt là phương hướng có tính chiến lược nhằm tạo ra một động lực cho những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học, thiết thực đáp ứng yêu cầu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Trong những yêu cầu thay đổi cấp bách đó, yêu cầu phát huy tính chủ động sáng tạo của người học được đặt ra như là một vấn đề nổi bật.
Còn Luật giáo dục cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy, thêm một lần, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được khẳng định cả ở phương diện bản chất và mục tiêu thực hiện.
Đồng thời, xuất phát từ nhận thức rằng phần lớn nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy văn học và vận dụng cơ chế giảng văn mới không những xem trọng tài năng toàn diện của giáo viên mà phải nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh. Nhằm tạo ra sự hài hòa giữa hoạt động dạy và học, để tác động mạnh mẽ vào quá trình lĩnh hội của học sinh, thực hiện được giờ học tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn. Đồng thời, trong môi trường tiếng nói nghệ thuật văn chương luôn được mở rộng nên cần đề cao trí tưởng tượng của con người. Đặc biệt là hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của lứa tuổi thanh thiếu niên hôm nay.
Hơn nữa, giảng văn là đối mặt với tác phẩm nghệ thuật, nó có hình thức kiến trúc bằng lời, không thấy được hình dạng, không phải là vật thể mà là một chuỗi lời nói có khả năng khêu gợi ở người đọc, người nghe những hình ảnh trong tâm tưởng. Văn thơ chỉ nghe được bằng tai nhưng chỉ thấy được bằng tâm trí. Giảng văn không tự nó đến được với học sinh mà phải tìm ra cung cách tác động vào tư duy văn học, trong đó liên tưởng và tưởng tượng là những nhân tố cơ bản nhất để học sinh có khả năng nhạy bén năng động nhận ra những sáng tạo hình tượng trong tác phẩm và tạo ra những hình tượng của bản thân mình trong quá trình giảng văn. Có thể nói rằng, quên trí tưởng tượng là bỏ đói tư duy văn học, một nội dung nhạy cảm để bàn tiếp chất lượng giảng văn.
Như vậy, vấn đề Rèn luyện kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương cấp THCS là rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ giảng văn nói riêng.
NỘI DUNG
I. Hiện trạng kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương cấp THCS:
Thực tế, hoạt động liên tưởng và tưởng tượng của học sinh đều xuất phát từ những hiểu biết của chính bản thân các em về tác phẩm văn học. Mặc dù, liên tưởng và tưởng tượng được các em thể hiện khá phong phú. Có học sinh đã biết bám sát văn bản để lấy đó làm căn cứ xuất phát điểm và kiểm chứng cho những liên tưởng, tưởng tượng; việc tái hiện các chi tiết tiêu biểu hoặc điển hình thường bắt đầu từ tình huống có vấn đề hay hoàn cảnh có vấn đề. Thế nhưng, những bài viết có cách diễn đạt hình ảnh phong phú linh hoạt thể hiện được sức liên tưởng, tưởng tượng khá sâu sắc thì rất ít và thường tập trung ở một số học sinh của lớp chọn.
Chẳng hạn, khi học Truyện Kiều có học sinh đã thể hiện được những ý kiến khá sâu sắc: Với sự đồng cảm, Nguyễn Du đã khơi dậy trong lòng người đọc nỗi xót xa, niềm thương cảm về một con người tài sắc bị xã hội vùi dập. Tiếng nói thương cảm đó như nấc lên những lời nghẹn ngào để đọc giả nhìn thấy một gương mặt đẹp sợ hãi khi đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Ngược lại, có những liên tưởng, tưởng tượng nông cạn và sai lệch đáng lo ngại. Đó là những bài viết phân tích ngôn ngữ hời hợt, hiểu tác phẩm một cách chung chung-thậm chí có hiện tượng không hiểu gì về hình tượng. Biểu hiện rõ nhất của những bài này là học sinh thường kể lại tác phẩm, đa số có xu hướng mô phỏng lời nhà văn hoặc diễn xuôi các câu thơ, làm cho tác phẩm văn học trở nên đơn nghĩa và khuôn hẹp phạm vi phản ánh. Chẳng hạn, có học sinh hiểu về Nhớ Rừng của Thế Lữ rằng: Một chú hổ hung hăng dữ tợn thế ấy và lại là một chúa tể sơn lâm mà nay phải gặm căm hờn trong lồng sắt chờ chết trước trăm nghìn đôi mắt của du khách. Thật đáng thương thay cho một loài vật hoang dã.
Bên cạnh đó, có những học sinh đã đồng nhất nhân vật văn học với tác giả: Mở đầu bài thơ Bánh trôi nước ta đã thấy một cô Hồ Xuân Hương trẻ trung, đầy sức sống, với vẻ đẹp có thể nói nghiêng nước nghiêng thành với nước da trắng và thân hình tròn trịa, nhưng số phận lại rất lênh đênh, bất hạnh….
Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng kể trên có thể do học sinh chưa thực sự tập trung chú ý vào bài học, có thể do vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn hoặc chưa nắm vững nguyên tắc phân tích tác phẩm, có thể do khả năng tri giác và giải mã ngôn ngữ hạn chế, cũng có thể không có khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh, có thể do khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh kém hiệu quả, hoặc không có khả năng hình dung và hình thành biểu tượng nghệ thuật.
Hơn nữa, hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Có thể do giáo viên ít có điều kiện quan tâm đến diễn biến hoạt động tiếp nhận của học sinh, hoặc do sự phân phối thời gian cho mỗi bài học chưa hợp lý. Nhiều giáo viên, khi lên lớp giờ giảng văn thường đứng trước mâu thuẫn khó giải quyết-đó là mâu thuẫn giữa thời gian thực hiện với khối lượng công việc, khiến cho những đầu tư thích đáng cho việc tổ chức hoạt động liên tưởng và tưởng tượng trong hệ thống việc làm tích cực của học sinh không được đảm bảo, cũng như chưa thực sự chú ý đến những phương tiện có khả năng kích thích hứng thú nhận thức sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng nói trên, việc hình thành ý thức trau dồi ngôn ngữ, tích lũy vốn biểu tượng cũng như kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng cùng với các kỹ năng phân tích văn học khác cho học sinh là một yêu cầu thiết thực trong quá trình dạy học phân tích văn chương.
II. Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương cấp THCS:
1. Xác lập tâm thế tiếp nhận văn chương cho học sinh bằng lời dẫn:
Có nhiều cách tạo ra tâm thế (sự tập trung của ý thức) của học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học. Với đặc thù của bộ môn, việc thể hiện lời dẫn của giáo viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương có ý nghĩa không nhỏ.
Lời dẫn của giáo viên khi vào bài có ý nghĩa tạo ra một tâm thế đặc trưng cho học sinh định hướng nhận thức. Đó chính là việc thiết lập một dòng liên tưởng cảm xúc hoặc mở ra một dự cảm khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ thuật của học sinh. Lời vào bài của giáo viên phải mở ra được tình huống hay không khí mới lạ, kích thích hưng phấn và gây được sự chú ý đặc biệt cho học sinh.
Về nội dung, lời vào bài cần ngắn gọn, xúc tích, nêu được vấn đề một cách ấn tượng, xác định rõ ràng đối tượng cho bài học.
Về hình thức, tuỳ từng yêu cầu, đặc điểm bài học tác phẩm văn chương có thể linh hoạt thực hiện bằng lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp. Trong đó, lời dẫn trực tiếp là lời dẫn có tính chất định tính, định danh vấn đề.
Ví dụ: “Giá trị tiêu biểu của nội dung Truyện Kiều là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong việc thể hiện tiếng nói ca ngợi những giá trị phẩm chất đẹp đẽ, đồng tình với những khát vọng giải phóng và đồng cảm với số phận bi kịch của con người; tiếng nói lên án những thế lực tàn bạo. Để tìm hiểu cụ thể một trong những nội dung tiêu biểu đó-sự đồng cảm với nỗi đau khổ của con người, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.”
Còn lời dẫn gián tiếp là loại lời dẫn có tính chất phản đề hoặc nêu vấn đề để tăng cường sự chú ý của học sinh vào đối tượng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!