- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 9 qua hoạt động nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản và tiết luyện nói được soạn dưới dạng file word gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương trình Ngữ văn mới (đang áp dụng từ năm học 2021 – 2022 này đối với lớp 6) đã rất chú trọng hoạt động nghe – nói – đọc - viết của học sinh, mà các em lớp 9 năm nay, khi vào lớp 10 (năm học 2022 – 2023) sẽ học sách mới đầu tiên của chương trình PTTH. Vì vậy việc rèn cho các em kỹ năng nghe – nói – đọc - viết cho học sinh lớp 9 từ bây giờ là vô cùng quan trọng để các em có thể tự tin thực hiện hoạt động nghe, nói, thuyết trình ở lớp 10 sắp tới.
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Nơi tôi giảng dạy là trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số học sinh chưa được bố mẹ quan tâm nhiều đến việc học. Thời gian học tập của các em hạn chế, bởi vì ngoài học, các em còn nhiều công việc của gia đình nên có phần ảnh hưởng đến việc học. Hơn nữa, các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học, kỹ năng nói trước tập thể hạn chế, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người.
Và ở một vài giáo viên, việc dạy tiết Đọc-hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi giáo viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đàm thoại. Những học sinh phát biểu đa số là học sinh khá giỏi. Còn những học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút nhát việc tạo hứng thú cho những đối tượng này hầu như không có. Và như thế nhiều học sinh không có cơ hội để rèn kĩ năng nói.
Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết đọc-hiểu văn bản cũng như trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi GV (giáo viên) thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trong nhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên. Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm đã phát hiện, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc GV cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình, các em sẽ cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn (đặc biệt thường xuyên dạy lớp 9) với những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình dạy - học bộ môn nói chung và tiết luyện nói, nói riêng, tôi đã rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm. Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình về việc: “Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 9 qua hoạt động nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản và tiết luyện nói”.
Năm học 2021 – 2022 này là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ của thầy trò trong ngành giáo dục bởi việc dạy – học chủ yếu là trực tuyến. Việc luyện nói cho các em trực tiếp đã khó, trực tuyến càng khó hơn. Để thực hiện được đề tài này tôi đã hướng dẫn cho các em thảo luận nhóm trên Zoom và thuyết trình (nói) trên phần mềm Canva (rất hiệu quả vì các em thực hiện viết bài, chia sẻ được bằng điện thoại).
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương trình Ngữ văn mới (đang áp dụng từ năm học 2021 – 2022 này đối với lớp 6) đã rất chú trọng hoạt động nghe – nói – đọc - viết của học sinh, mà các em lớp 9 năm nay, khi vào lớp 10 (năm học 2022 – 2023) sẽ học sách mới đầu tiên của chương trình PTTH. Vì vậy việc rèn cho các em kỹ năng nghe – nói – đọc - viết cho học sinh lớp 9 từ bây giờ là vô cùng quan trọng để các em có thể tự tin thực hiện hoạt động nghe, nói, thuyết trình ở lớp 10 sắp tới.
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Nơi tôi giảng dạy là trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số học sinh chưa được bố mẹ quan tâm nhiều đến việc học. Thời gian học tập của các em hạn chế, bởi vì ngoài học, các em còn nhiều công việc của gia đình nên có phần ảnh hưởng đến việc học. Hơn nữa, các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học, kỹ năng nói trước tập thể hạn chế, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người.
Và ở một vài giáo viên, việc dạy tiết Đọc-hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi giáo viên chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, đàm thoại. Những học sinh phát biểu đa số là học sinh khá giỏi. Còn những học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút nhát việc tạo hứng thú cho những đối tượng này hầu như không có. Và như thế nhiều học sinh không có cơ hội để rèn kĩ năng nói.
Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học tiết đọc-hiểu văn bản cũng như trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi GV (giáo viên) thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trong nhóm có vẻ háo hức và nói một cách tự nhiên. Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm đã phát hiện, cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc GV cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình, các em sẽ cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn (đặc biệt thường xuyên dạy lớp 9) với những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi đã gặp trong quá trình dạy - học bộ môn nói chung và tiết luyện nói, nói riêng, tôi đã rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm. Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình về việc: “Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 9 qua hoạt động nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản và tiết luyện nói”.
Năm học 2021 – 2022 này là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ của thầy trò trong ngành giáo dục bởi việc dạy – học chủ yếu là trực tuyến. Việc luyện nói cho các em trực tiếp đã khó, trực tuyến càng khó hơn. Để thực hiện được đề tài này tôi đã hướng dẫn cho các em thảo luận nhóm trên Zoom và thuyết trình (nói) trên phần mềm Canva (rất hiệu quả vì các em thực hiện viết bài, chia sẻ được bằng điện thoại).