- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM STEM Tổ chức dạy học tích hợp theo phương thức giáo dục STEM bộ môn Hóa học tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Thực trạng vấn đề của sáng kiến
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành, phát huy năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phương pháp dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và phương pháp dạy học tích hợp đã và đang được nhiều trường học phát động cuộc thi đến từng giáo viên, từng bộ môn cụ thể.
Từ đặc trưng của bộ môn Hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, ngoài ra còn có mối liên kết với nhiều môn học khác như Sinh học, Địa lí, Công nghệ... Do đó việc ứng dụng kiến thức của môn Hóa học kết hợp với các môn học khác trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành nghề trong xã hội.
Từ ưu điểm của phương pháp dạy học: Dạy học theo định hướng mới gắn với Stem môn Khoa học tự nhiên nhằm nâng cao nghệ thuật dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học nói chung và bộ môn Khoa học tự nhiên nói riêng, góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biển ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất, một người sử dụng sản phẩm. Học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và luôn có những ý tưởng mới trong học tập phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh.
STEM là viết tắt của các từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này được lồng ghép, tích hợp và bổ trợ cho nhau giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
2. Lý do chọn sáng kiến
Trong định hướng giáo dục STEM, học sinh là trung tâm, giáo viên là người đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục STEM chú trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của học sinh đáp ứng yêu cầu mới trong sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra.
Hiện nay, giáo dục STEM tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe nói riêng và ở huyện Mai Châu nói chung vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Mặc dù đã có một số nghiên cứu, các bài viết, tài liệu về giáo dục STEM đã được phổ biến rộng rãi; đã có hoạt động trải nghiệm STEM do Phòng GD&ĐT tổ chức tuy nhiên việc vận dụng nó vào dạy học bộ môn, đặc biệt là các chủ đề dạy học STEM trong môn Hóa học còn hạn chế.
Sách giáo khoa bộ môn Hóa học được biên soạn khá lâu, các nội dung trình bày ít thu hút được học sinh và khó thực hành tại nhà do có sự khác biệt với thực tế.
Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, chưa xác định đúng động cơ học tập bộ môn Hóa học, chưa tích cực hoạt động, chưa hiểu được tầm quan trọng và vai trò của hóa học trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Với tinh thần đó tôi đã tìm kiếm các thông tin trên mạng, học hỏi đồng nghiệp, cùng với kinh nghiệm từ thực tế đã tổ chức thực hiện tại cơ sở tôi xin báo cáo biện pháp Tổ chức dạy học tích hợp theo phương thức giáo dục STEM bộ môn Hóa học tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Mỗi một môn học lại có cách ứng dụng STEM vào một cách khoa học nhằm đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên và bản thân là một giáo viên dạy bộ môn Hóa học luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em phát huy được tính chủ động, tự học trong học tập của bộ môn, nâng cao được chất lượng dạy và học. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động dạy học theo phương thức giáo dục STEM tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe với các hoạt động như sau:
1.Các giải pháp cụ thể
1.1. Tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
Lên kế hoạch bài dạy khoa học, xây dựng ý tưởng đa dạng phong phú, định hướng sản phẩm theo tiếp cận liên môn, xây dựng các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần.
Áp dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp từng bài.
Khuyến khích học sinh tự đưa ra ý tưởng, tự chọn cách trình bày sản phẩm kết hợp kiến thức liên môn, chủ động tư duy sáng tạo hoàn thiện sản phẩm, ...
Tiến trình bài học STEM
Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
– Mục đích:Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.
– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ...
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng.
– Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.
– Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hỏi chuyên gia… hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Chương I. TỔNG QUAN
1. Thực trạng vấn đề của sáng kiến
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành, phát huy năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phương pháp dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và phương pháp dạy học tích hợp đã và đang được nhiều trường học phát động cuộc thi đến từng giáo viên, từng bộ môn cụ thể.
Từ đặc trưng của bộ môn Hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, ngoài ra còn có mối liên kết với nhiều môn học khác như Sinh học, Địa lí, Công nghệ... Do đó việc ứng dụng kiến thức của môn Hóa học kết hợp với các môn học khác trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành nghề trong xã hội.
Từ ưu điểm của phương pháp dạy học: Dạy học theo định hướng mới gắn với Stem môn Khoa học tự nhiên nhằm nâng cao nghệ thuật dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học nói chung và bộ môn Khoa học tự nhiên nói riêng, góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biển ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất, một người sử dụng sản phẩm. Học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và luôn có những ý tưởng mới trong học tập phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh.
STEM là viết tắt của các từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này được lồng ghép, tích hợp và bổ trợ cho nhau giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
2. Lý do chọn sáng kiến
Trong định hướng giáo dục STEM, học sinh là trung tâm, giáo viên là người đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục STEM chú trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của học sinh đáp ứng yêu cầu mới trong sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra.
Hiện nay, giáo dục STEM tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe nói riêng và ở huyện Mai Châu nói chung vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Mặc dù đã có một số nghiên cứu, các bài viết, tài liệu về giáo dục STEM đã được phổ biến rộng rãi; đã có hoạt động trải nghiệm STEM do Phòng GD&ĐT tổ chức tuy nhiên việc vận dụng nó vào dạy học bộ môn, đặc biệt là các chủ đề dạy học STEM trong môn Hóa học còn hạn chế.
Sách giáo khoa bộ môn Hóa học được biên soạn khá lâu, các nội dung trình bày ít thu hút được học sinh và khó thực hành tại nhà do có sự khác biệt với thực tế.
Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, chưa xác định đúng động cơ học tập bộ môn Hóa học, chưa tích cực hoạt động, chưa hiểu được tầm quan trọng và vai trò của hóa học trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Với tinh thần đó tôi đã tìm kiếm các thông tin trên mạng, học hỏi đồng nghiệp, cùng với kinh nghiệm từ thực tế đã tổ chức thực hiện tại cơ sở tôi xin báo cáo biện pháp Tổ chức dạy học tích hợp theo phương thức giáo dục STEM bộ môn Hóa học tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Chương II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mỗi một môn học lại có cách ứng dụng STEM vào một cách khoa học nhằm đạt hiệu quả cao. Từ thực tế trên và bản thân là một giáo viên dạy bộ môn Hóa học luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em phát huy được tính chủ động, tự học trong học tập của bộ môn, nâng cao được chất lượng dạy và học. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động dạy học theo phương thức giáo dục STEM tại trường TH&THCS xã Xăm Khòe với các hoạt động như sau:
1.Các giải pháp cụ thể
1.1. Tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
Lên kế hoạch bài dạy khoa học, xây dựng ý tưởng đa dạng phong phú, định hướng sản phẩm theo tiếp cận liên môn, xây dựng các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần.
Áp dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp từng bài.
Khuyến khích học sinh tự đưa ra ý tưởng, tự chọn cách trình bày sản phẩm kết hợp kiến thức liên môn, chủ động tư duy sáng tạo hoàn thiện sản phẩm, ...
Tiến trình bài học STEM
Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
– Mục đích:Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu.
– Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ...
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ).
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng.
– Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp.
– Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hỏi chuyên gia… hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!