- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾNG ANH TIỂU HỌC 2023: Một số phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học 2022, sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất, sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học...về ở dưới.
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong thời đại 4.0, thời kì phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, tự động hóa và giao lưu phát triển toàn cầu. Chính vì vậy mà nhu cầu dạy và học Tiếng Anh trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc học Tiếng Anh được học sinh, bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm ngay từ bậc học mầm non, tiểu học, ngay từ khi các con chập chững bước những bước đi đầu tiên vào cánh cổng nhà trường.
Làm thế nào để học sinh hiểu bài, tiếp thu bài nhanh nhất, có những giờ học sôi động, thu hút được học sinh, có những phương pháp dạy hay để học sinh dễ nắm bắt được bài ngay tại lớp luôn là những trăn trở đối với mỗi người dạy Tiếng Anh như chúng tôi.
Để có thành công trong mỗi giờ dạy Tiếng Anh người giáo viên luôn phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, luôn làm mới mình, làm mới các bài giảng trong từng tiết học, trong từng ngày lên lớp. Phải biết kết hợp cho các con giữa học và chơi, chơi và học sao cho các con thấy hứng thú, để các con thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui!
Đối với các em học sinh tiểu học, việc học Tiếng Anh mới chỉ dừng lại ở mức độ làm quen, vận dụng và thực hành cơ bản nên một số học sinh chưa thật chú trọng vào việc học đặc biệt là việc học từ vựng - thành phần được coi là cơ bản trong việc học ngoại ngữ. Do đó các em không nhớ từ, không nhớ cách đọc dẫn tới các em không biết phải diễn tả ý của mình như thế nào vì bí từ. Việc học từ vựng và nhớ chúng càng nhiều càng tốt là rất hữu ích và cần thiết. Bởi vì có nhớ được từ thì các em mới có thể hiểu được ngay thầy cô nói gì từ đó các em dễ dàng trả lời các câu hỏi của thầy cô giáo và tự tin khi giao tiếp.
Với những lý do trên, tôi xin trình bày sáng kiến: “Một số phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Thực tế phương pháp dạy môn Tiếng Anh trong thời gian gần đây 2 kĩ năng nghe và nói được coi trọng hơn cả. Đặc biệt với giao trình mới hiện nay thì Tiếng Anh giao tiếp thực sự được đặt lên vị trí hàng đầu nên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “Một số phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học”. Trong phạm vi sáng kiến này tôi xin đề cập đến một số phương pháp dạy, kiểm tra từ vựng cũng như một số hệ thống bài tập về từ vựng để giúp cho học sinh học, thực hành và ghi nhớ từ vựng tốt hơn để từ đó các con có thể vận dụng vốn từ vựng mình đã được học vào thực hành giao tiếp.
Giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan hơn về các phương pháp dạy từ và xây dựng các hệ thống bài tập từ.
Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức mới.
Giúp cho hoạt động dạy - học nhịp nhàng hơn, ứng thú hơn, hiệu quả hơn.
3. Phạm vi sáng kiến.
- Nơi tiến hành nghiên cứu:
Tại trường TH Đồng Tiến – Khoái Châu – Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3 trường TH Đồng Tiến – Khoái Châu – Hưng Yên.
- Lĩnh vực khoa học nghiên cứu: Lĩnh vực chuyên môn.
I.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học.
- Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của môn học.
- Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy từ vựng của giáo viên và học từ vựng của học sinh.
- Xuất phát từ thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp.
- Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên lớp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học truyền thống, Giáo viên đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Phương pháp này ít mang lại hiệu quả giáo dục, nó không phù hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay. Bây giờ việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới luôn luôn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có.
Hơn nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, học thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi thì mới phát triển được vốn từ vựng, có vốn từ khá thì học sinh mới vận dụng các kiến thức của mình vào các bài học. Bên cạnh đó, việc phỏng đoán nội dung chính trong một tiết học cũng không thể thiếu được.
Trước đây, theo phương pháp cũ, giáo viên thường đề cập ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học sinh nên các em thường rất thụ động, do đó hiệu quả của các giờ học không cao.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng được những phương pháp nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh? Đó luôn là nỗi lo âu, trăn trở, những suy nghĩ của đội ngũ giáo viên – những người sẵn sàng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với học sinh.
3. Các biện pháp tiến hành
Lâu nay, giáo viên chúng ta vẫn quen với cách dạy truyền thống là bám theo sách, người thầy làm trung tâm của tiết học nên việc đổi mới phương pháp dạy học không ít thầy cô cảm thấy bối rối. Do vậy, để chuẩn bị một tiết dạy từ vựng hay, lôi cuốn được học sinh đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng giáo cụ trực quan, mang những vật thật đơn giản đến lớp….. giúp học sinh nhớ từ ngay tại lớp.
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong thời đại 4.0, thời kì phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, tự động hóa và giao lưu phát triển toàn cầu. Chính vì vậy mà nhu cầu dạy và học Tiếng Anh trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc học Tiếng Anh được học sinh, bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm ngay từ bậc học mầm non, tiểu học, ngay từ khi các con chập chững bước những bước đi đầu tiên vào cánh cổng nhà trường.
Làm thế nào để học sinh hiểu bài, tiếp thu bài nhanh nhất, có những giờ học sôi động, thu hút được học sinh, có những phương pháp dạy hay để học sinh dễ nắm bắt được bài ngay tại lớp luôn là những trăn trở đối với mỗi người dạy Tiếng Anh như chúng tôi.
Để có thành công trong mỗi giờ dạy Tiếng Anh người giáo viên luôn phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, luôn làm mới mình, làm mới các bài giảng trong từng tiết học, trong từng ngày lên lớp. Phải biết kết hợp cho các con giữa học và chơi, chơi và học sao cho các con thấy hứng thú, để các con thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui!
Đối với các em học sinh tiểu học, việc học Tiếng Anh mới chỉ dừng lại ở mức độ làm quen, vận dụng và thực hành cơ bản nên một số học sinh chưa thật chú trọng vào việc học đặc biệt là việc học từ vựng - thành phần được coi là cơ bản trong việc học ngoại ngữ. Do đó các em không nhớ từ, không nhớ cách đọc dẫn tới các em không biết phải diễn tả ý của mình như thế nào vì bí từ. Việc học từ vựng và nhớ chúng càng nhiều càng tốt là rất hữu ích và cần thiết. Bởi vì có nhớ được từ thì các em mới có thể hiểu được ngay thầy cô nói gì từ đó các em dễ dàng trả lời các câu hỏi của thầy cô giáo và tự tin khi giao tiếp.
Với những lý do trên, tôi xin trình bày sáng kiến: “Một số phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Thực tế phương pháp dạy môn Tiếng Anh trong thời gian gần đây 2 kĩ năng nghe và nói được coi trọng hơn cả. Đặc biệt với giao trình mới hiện nay thì Tiếng Anh giao tiếp thực sự được đặt lên vị trí hàng đầu nên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “Một số phương pháp hiệu quả trong việc dạy từ vựng cho học sinh tiểu học”. Trong phạm vi sáng kiến này tôi xin đề cập đến một số phương pháp dạy, kiểm tra từ vựng cũng như một số hệ thống bài tập về từ vựng để giúp cho học sinh học, thực hành và ghi nhớ từ vựng tốt hơn để từ đó các con có thể vận dụng vốn từ vựng mình đã được học vào thực hành giao tiếp.
Giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan hơn về các phương pháp dạy từ và xây dựng các hệ thống bài tập từ.
Giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức mới.
Giúp cho hoạt động dạy - học nhịp nhàng hơn, ứng thú hơn, hiệu quả hơn.
3. Phạm vi sáng kiến.
- Nơi tiến hành nghiên cứu:
Tại trường TH Đồng Tiến – Khoái Châu – Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3 trường TH Đồng Tiến – Khoái Châu – Hưng Yên.
- Lĩnh vực khoa học nghiên cứu: Lĩnh vực chuyên môn.
I.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học.
- Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của môn học.
- Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy từ vựng của giáo viên và học từ vựng của học sinh.
- Xuất phát từ thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp.
- Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trên lớp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học truyền thống, Giáo viên đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Phương pháp này ít mang lại hiệu quả giáo dục, nó không phù hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay. Bây giờ việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới luôn luôn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có.
Hơn nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, học thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi thì mới phát triển được vốn từ vựng, có vốn từ khá thì học sinh mới vận dụng các kiến thức của mình vào các bài học. Bên cạnh đó, việc phỏng đoán nội dung chính trong một tiết học cũng không thể thiếu được.
Trước đây, theo phương pháp cũ, giáo viên thường đề cập ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học sinh nên các em thường rất thụ động, do đó hiệu quả của các giờ học không cao.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng được những phương pháp nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh? Đó luôn là nỗi lo âu, trăn trở, những suy nghĩ của đội ngũ giáo viên – những người sẵn sàng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với học sinh.
3. Các biện pháp tiến hành
Lâu nay, giáo viên chúng ta vẫn quen với cách dạy truyền thống là bám theo sách, người thầy làm trung tâm của tiết học nên việc đổi mới phương pháp dạy học không ít thầy cô cảm thấy bối rối. Do vậy, để chuẩn bị một tiết dạy từ vựng hay, lôi cuốn được học sinh đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng giáo cụ trực quan, mang những vật thật đơn giản đến lớp….. giúp học sinh nhớ từ ngay tại lớp.
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!