- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH NĂM 2021 - 2022: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học
Trong thực tế, học sinh bậc Tiểu học chưa được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, các em chủ yếu còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Bản thân là một giáo viên Tiểu học, qua học tập nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, tôi thực sự quan tâm và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho học sinh là mục đích gần của người giáo viên. Muốn cho các em học tập tốt, thành công trong học tập, muốn phát triển nang lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường) thì trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em.
Cụ thể hơn, khơi gợi hứng thú học tập chính là xây dựng động lực học tập cho học sinh.
Tình hình học sinh nơi tôi công tác, hầu hết các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học tập. Điều đó dẫn tới thụ động tiếp nhận kiến thức và thực hiện cơ bản theo yêu cầu của giáo viên. Một số em cần phải được nhắc nhở, đốc thúc mới thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
Tình hình dân cư chủ yếu là công nhân, một số phụ huynh quá bận rộn hoặc không có dủ kiên nhẫn để hình thành cho con một thói quen học tập tốt. Bên cạnh đó, một số gia đình chỉ có 1 đến 2 con, phụ huynh bảo bọc, không cho con có cơ hội được tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Nhiều phụ huynh can thiệp quá sâu vào việc học tập, làm cho học sinh có tuy duy ỷ lại, thụ động, chờ được chỉ dẫn, cầm tay chỉ việc..v.v..
Trong thực tế, học sinh bậc Tiểu học chưa được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, các em chủ yếu còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Bản thân là một giáo viên Tiểu học, qua học tập nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, tôi thực sự quan tâm và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho học sinh là mục đích gần của người giáo viên. Muốn cho các em học tập tốt, thành công trong học tập, muốn phát triển nang lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường) thì trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em.
Cụ thể hơn, khơi gợi hứng thú học tập chính là xây dựng động lực học tập cho học sinh.
Tình hình học sinh nơi tôi công tác, hầu hết các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học tập. Điều đó dẫn tới thụ động tiếp nhận kiến thức và thực hiện cơ bản theo yêu cầu của giáo viên. Một số em cần phải được nhắc nhở, đốc thúc mới thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
Tình hình dân cư chủ yếu là công nhân, một số phụ huynh quá bận rộn hoặc không có dủ kiên nhẫn để hình thành cho con một thói quen học tập tốt. Bên cạnh đó, một số gia đình chỉ có 1 đến 2 con, phụ huynh bảo bọc, không cho con có cơ hội được tự mình thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Nhiều phụ huynh can thiệp quá sâu vào việc học tập, làm cho học sinh có tuy duy ỷ lại, thụ động, chờ được chỉ dẫn, cầm tay chỉ việc..v.v..