- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIỂU HỌC HAY NHẤT NĂM 2021 - 2022: GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM GIÚP HS PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” (Luật Giáo dục)
Đặc điểm lao động sư phạm của Bậc Tiểu học, thông thường mỗi giáo viên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học ở Tiểu học, có rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp.
Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm Bậc Tiểu học phải là một “Người thầy tổng thể” là người thầy mẫu mực, tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần học hỏi, luôn trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học”.
- MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” (Luật Giáo dục)
Đặc điểm lao động sư phạm của Bậc Tiểu học, thông thường mỗi giáo viên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học ở Tiểu học, có rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp.
Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm Bậc Tiểu học phải là một “Người thầy tổng thể” là người thầy mẫu mực, tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần học hỏi, luôn trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học”.