- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Thông tin chung
1. Tên sáng kiến: Tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội.
2. Tác giả:
1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu
Trong nhà trường các em được tham gia rất nhiều loại hình vui chơi nhưng còn phong phú và đa dạng hơn khi các em tham gia sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh. Điều lệ Đội khẳng định “Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường…” Mà phương thức giáo dục đặc trưng của Đội là giáo dục thông qua các hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện với nội dung toàn diện trên tất cả các mặt: Chính trị, tư tưởng, lối sống, giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập, lao động....Với phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”, trò chơi đáp ứng được những đòi hỏi trên và nó đang mang lại những hiệu quả giáo dục thiết thực trong đời sống học đường. Trò chơi được coi là một phương pháp giáo dục trong hoạt động Đội.
Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".
Hoạt động trò chơi là một trong những phương pháp công tác Đội, điều này đặt ra yêu cầu đối với phụ trách, cán bộ Đội phải có phương pháp tốt để tập hợp thiếu nhi tham gia hoạt động Đội… Để thu hút các em học sinh vào các hoạt động Đội ở trường học, tổ chức trò chơi cho thiếu nhi đòi hỏi người quản trò phải có kĩ năng tổ chức thông qua lời nói, cử chỉ, nét mặt... Việc tổ chức trò chơi cho thiếu nhi của giáo viên Đội còn yếu và thiếu (cả kĩ năng và vốn trò) nên chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em.
Thực tế tại Liên đội trường TH&THCS Ân Tình từ trước đến nay đã tổ chức các trò chơi cho các em học sinh trong các buổi sinh hoạt Đội và các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên trong khi thực hiện cũng chưa thực sự thu hút được tất cả các em tham gia, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú hay một số em có tham gia nhưng chưa nhiệt tình, nên mục đích của việc tổ chức trò chơi cho các em chưa đạt được như mong muốn.
Nguyên nhân: Trường TH&THCS Ân Tình là một trường gồm hai bậc học: Tiểu học và THCS độ tuổi của học sinh chênh lệch nhau là khá lớn. Các em học sinh đều là dân tộc thiểu số, gia đình xuất thân từ nông dân, kỹ năng giao tiếp và thời gian dành cho hoạt động Đội còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, diện tích sân trường nhỏ hẹp, thiếu sân chơi bãi tập. Bản thân giáo viên tổng phụ trách Đội làm công tác kiêm nhiệm nên trong khi thực hiện còn nhiều lúng túng, chưa thực sự thu hút được học sinh tham gia.
Từ những nguyên nhân trên với cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm ra cách tổ chức để vừa mang tính chất giải trí lại có ý nghĩa giáo dục những bài học dễ hiểu mà sâu sắc cho các em học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, đúc rút sáng kiến để tổ chức tốt một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội tại trường TH&THCS Ân Tình.
2. Sáng kiến
Trò chơi là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho thiếu nhi. Nó thường được thể hiện là các hành vi bắt chước của các em từ hành động mà người lớn đã thực hiện trong đời sống thường ngày. Cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.
Đặc điểm tâm lí của trẻ em là tò mò, ham hiểu biết, thích bắt chước, thích cái mới....từ đặc điểm này dẫn đến các em còn mải chơi. Nếu hoạt động vui chơi ở người lớn diễn ra cân bằng so với hoạt động khác thì trái lại ở trẻ em, các em có thể thoải mái chơi mà quên cả ăn, cả học nếu không có sự nhắc nhở của cha mẹ… Quan sát trẻ chơi chúng ta thấy các em chơi từ sáng đến tối mà không biết mệt, bởi tuổi này đang là tuổi phát triển về thể chất và trí tuệ; các em phải chạy, nhảy để giải phóng những năng lượng dư thừa trong cơ thể, để tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Trẻ em mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội thông qua trò chơi như bán hàng, nấu cơm, nấu canh, chơi trồng cây, đi cấy, bẻ ngô...Mỗi trò chơi luôn được các em hưởng ứng tham gia nhiệt tình để thoả mãn với nhu cầu vui chơi của mình.
Hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt trò chơi là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống con người, nó là một món ăn tinh thần bổ dưỡng, quý báu, góp phần tô đẹp thêm kí ức tuổi thơ của các em càng phong phú, qua đó các em sẽ cảm thấy yêu thiên nhiên xung quanh, yêu cuộc sống, tạo hứng thú học tập, đoàn kết thân thiện với bạn bè.
Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến "Tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội". Là một giáo viên kiêm tổng phụ trách Đội tôi nhận thấy trò chơi là một phương tiện để giao tiếp, tiếp cận, gây hứng thú với học sinh, qua đó giúp tôi đạt được mục đích trong công việc của mình. Vì vậy để hoạt động của Liên đội ngày càng phong phú tôi đã sử dụng nhiều loại hình trò chơi khác nhau với những nội dung giáo dục khác nhau đã và đang giúp tôi hiểu hơn đối tượng học sinh của mình.
3. Quy trình thực hiện
- Để tổ chức được một số trò chơi cho thiếu nhi trong công tác Đội đạt kết quả tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp đọc sách, tìm tài liệu: Phương pháp này giúp tôi hiểu thêm về những trò chơi cho thiếu nhi mang tính chất giáo dục cách thức tổ chức để thu hút được các em học sinh tham gia.
+ Phương pháp điều tra, thăm dò: Phương pháp này giúp tôi tìm hiểu được mức độ hưởng ứng tham gia của các em học sinh.
+ Phương pháp đàm thoại và thống kê: Qua tiếp xúc, trò chuyện phương pháp trao đổi để hiểu biết các em thích tham gia chơi các trò chơi hay không thích tham gia. Vì sao?
Giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi tham gia những trò chơi.
+ Phương pháp thực nghiệm: Người giáo viên
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Thông tin chung
1. Tên sáng kiến: Tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội.
2. Tác giả:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Oanh
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ tháng 9/2018 đến hết tháng 5/2019
1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu
Trong nhà trường các em được tham gia rất nhiều loại hình vui chơi nhưng còn phong phú và đa dạng hơn khi các em tham gia sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh. Điều lệ Đội khẳng định “Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường…” Mà phương thức giáo dục đặc trưng của Đội là giáo dục thông qua các hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện với nội dung toàn diện trên tất cả các mặt: Chính trị, tư tưởng, lối sống, giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập, lao động....Với phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”, trò chơi đáp ứng được những đòi hỏi trên và nó đang mang lại những hiệu quả giáo dục thiết thực trong đời sống học đường. Trò chơi được coi là một phương pháp giáo dục trong hoạt động Đội.
Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".
Hoạt động trò chơi là một trong những phương pháp công tác Đội, điều này đặt ra yêu cầu đối với phụ trách, cán bộ Đội phải có phương pháp tốt để tập hợp thiếu nhi tham gia hoạt động Đội… Để thu hút các em học sinh vào các hoạt động Đội ở trường học, tổ chức trò chơi cho thiếu nhi đòi hỏi người quản trò phải có kĩ năng tổ chức thông qua lời nói, cử chỉ, nét mặt... Việc tổ chức trò chơi cho thiếu nhi của giáo viên Đội còn yếu và thiếu (cả kĩ năng và vốn trò) nên chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em.
Thực tế tại Liên đội trường TH&THCS Ân Tình từ trước đến nay đã tổ chức các trò chơi cho các em học sinh trong các buổi sinh hoạt Đội và các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên trong khi thực hiện cũng chưa thực sự thu hút được tất cả các em tham gia, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú hay một số em có tham gia nhưng chưa nhiệt tình, nên mục đích của việc tổ chức trò chơi cho các em chưa đạt được như mong muốn.
Nguyên nhân: Trường TH&THCS Ân Tình là một trường gồm hai bậc học: Tiểu học và THCS độ tuổi của học sinh chênh lệch nhau là khá lớn. Các em học sinh đều là dân tộc thiểu số, gia đình xuất thân từ nông dân, kỹ năng giao tiếp và thời gian dành cho hoạt động Đội còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, diện tích sân trường nhỏ hẹp, thiếu sân chơi bãi tập. Bản thân giáo viên tổng phụ trách Đội làm công tác kiêm nhiệm nên trong khi thực hiện còn nhiều lúng túng, chưa thực sự thu hút được học sinh tham gia.
Từ những nguyên nhân trên với cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm ra cách tổ chức để vừa mang tính chất giải trí lại có ý nghĩa giáo dục những bài học dễ hiểu mà sâu sắc cho các em học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, đúc rút sáng kiến để tổ chức tốt một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội tại trường TH&THCS Ân Tình.
2. Sáng kiến
Trò chơi là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho thiếu nhi. Nó thường được thể hiện là các hành vi bắt chước của các em từ hành động mà người lớn đã thực hiện trong đời sống thường ngày. Cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.
Đặc điểm tâm lí của trẻ em là tò mò, ham hiểu biết, thích bắt chước, thích cái mới....từ đặc điểm này dẫn đến các em còn mải chơi. Nếu hoạt động vui chơi ở người lớn diễn ra cân bằng so với hoạt động khác thì trái lại ở trẻ em, các em có thể thoải mái chơi mà quên cả ăn, cả học nếu không có sự nhắc nhở của cha mẹ… Quan sát trẻ chơi chúng ta thấy các em chơi từ sáng đến tối mà không biết mệt, bởi tuổi này đang là tuổi phát triển về thể chất và trí tuệ; các em phải chạy, nhảy để giải phóng những năng lượng dư thừa trong cơ thể, để tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Trẻ em mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội thông qua trò chơi như bán hàng, nấu cơm, nấu canh, chơi trồng cây, đi cấy, bẻ ngô...Mỗi trò chơi luôn được các em hưởng ứng tham gia nhiệt tình để thoả mãn với nhu cầu vui chơi của mình.
Hoạt động vui chơi giải trí, đặc biệt trò chơi là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống con người, nó là một món ăn tinh thần bổ dưỡng, quý báu, góp phần tô đẹp thêm kí ức tuổi thơ của các em càng phong phú, qua đó các em sẽ cảm thấy yêu thiên nhiên xung quanh, yêu cuộc sống, tạo hứng thú học tập, đoàn kết thân thiện với bạn bè.
Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến "Tổ chức một số trò chơi cho học sinh trong các hoạt động Đội". Là một giáo viên kiêm tổng phụ trách Đội tôi nhận thấy trò chơi là một phương tiện để giao tiếp, tiếp cận, gây hứng thú với học sinh, qua đó giúp tôi đạt được mục đích trong công việc của mình. Vì vậy để hoạt động của Liên đội ngày càng phong phú tôi đã sử dụng nhiều loại hình trò chơi khác nhau với những nội dung giáo dục khác nhau đã và đang giúp tôi hiểu hơn đối tượng học sinh của mình.
3. Quy trình thực hiện
- Để tổ chức được một số trò chơi cho thiếu nhi trong công tác Đội đạt kết quả tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp đọc sách, tìm tài liệu: Phương pháp này giúp tôi hiểu thêm về những trò chơi cho thiếu nhi mang tính chất giáo dục cách thức tổ chức để thu hút được các em học sinh tham gia.
+ Phương pháp điều tra, thăm dò: Phương pháp này giúp tôi tìm hiểu được mức độ hưởng ứng tham gia của các em học sinh.
+ Phương pháp đàm thoại và thống kê: Qua tiếp xúc, trò chuyện phương pháp trao đổi để hiểu biết các em thích tham gia chơi các trò chơi hay không thích tham gia. Vì sao?
Giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi tham gia những trò chơi.
+ Phương pháp thực nghiệm: Người giáo viên
THẦY CÔ TẢI NHÉ!