- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học.
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình và của xã hội. Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của đội và việc tự rèn luyện của đội viên.
Căn cứ chương trình liên tịch số 01-CTLT/TĐTN-SGD&ĐT về công tác Đội và phòng trào thiếu nhi năm học 2018-2019. Mục tiêu các nhà trường đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục cho các em lưu giữ những bản sắc của dân tộc. Và đây cũng là những trò chơi dân gian mang tính cộng đồng đã đựơc lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng đã bị mai mòn dần bời các trò chơi hiện đại.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói chung và ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.
Hiểu được tâm lý chung của thiếu nhi “Học mà chơi- Chơi mà học” với vai trò của người Tổng phụ trách Đội, người tổ chức các hoạt động Đội, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất thiết thực và bổ ích nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Liên đội Trường Tiểu học Định Công” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi ở Liên đội Trường Tiểu học Định Công” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động Đội của thiếu nhi tại trường Tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Trường Tiểu học Định Công.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lí luận
Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kĩ năng
4.2. Nghiên cứu thực trạng Phân tích làm rõ thực trạng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4.3. Đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
4.4. Tiến hành khảo nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận
Thông qua đọc sách, thu thập tài liệu có liên quan tới nghiệp vụ công tác Đội, sách tâm lí để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí ở lứa tuổi tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Kiểm nghiệm tính khả thi và mức độ của việc tổ chức các trò chơi dân gian. Qua đó để tìm ra những chỗ làm được, chỗ chưa làm được, từ đó đưa biện pháp giải quyết.
- Phương pháp quan sát: Thông qua công tác chỉ đạo và thực hiện ở Liên đội tôi tự rút ra những kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nghiệp vụ cho công tác của mình. Bên cạnh đó tôi còn luôn học hỏi kinh nghiệm thực tế của các Liên đội bạn, sàng lọc áp dụng cho Liên đội mình, giúp các em có hứng thú khi tham gia các trò chơi dân gian, học thêm được nhiều trò chơi mới......
- Phương pháp đàm thoại: Thông qua việc giám sát các hoạt động hàng ngày; hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách và ban chỉ huy Liên Chi đội, tư vấn của Phụ trách chi để xác định được những nhận thức về nội dung kiến thức và kỹ năng hoạt động của các em; tự phát hiện ra những ưu - khuyết điểm trong khi triển khai hoạt động này để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để đạt được hiệu quả cao,Tổng phụ trách cần có hệ thống câu hỏi mang tích chất gợi mở để các em học sinh bày tỏ những khó khăn, thắc mắc, trăn trở của mình.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Để làm tốt và hoàn thành nhiệm vụ của mình tôi có tham khảo ý kiến của cán bộ Hội đồng đội, Ban giám hiệu nhà trường, các Tổng phụ trách trường bạn để đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất biện pháp để “Tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu các nội dung, hình thức “Tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt đông ngoài giờ lên lớp” tại Liên đội tiểu học Định Công.
- Thời gian năm học 2018-2019.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
1.1. Trò chơi
Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí.
1.2. Trò chơi dân gian
- Là loaị trò chơi có từ rất lâu, nó phản ánh đời sống tâm lý, thiên nhiên của từng dân tộc nhằm giáo dục, xây dựng nhân cách văn hoá dân tộc cho các em học sinh
- Là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc. (Theo trang 4 sách trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi)
- Là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng tạo ra dựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mô phỏng lại những hoạt động đó.
1.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
Đặc trưng của trò chơi
+ Là một hoạt động tự do
+ Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian
+ Trò chơi là hoạt động giả định nhưng phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội
+ Trò chơi là hoạt động có quy tắc - Trò chơi là một hoạt động bất định (theo trang 182 sách công tác Đội TNTP và nhi đồng HCM).
2. Vị trí, vai trò của trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Các trò chơi dân gian vui tươi, phong phú phản ánh những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hằng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ.
- Tên trò chơi hấp dẫn, vai chơi tự nguyện, hành động chơi thoả mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, kết quả chơi có yếu tố bất ngờ và luật chơi khá đơn giản giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Đồ chơi đi kèm trong trò chơi dân gian cũng không đòi hỏi đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng những đồ dùng, vật dụng sẵn có quanh ta và một đồ chơi có thể sử dụng trong nhiều trò chơi.
- Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh.
- Trò chơi dân gian trẻ em có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Bởi lẽ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và chính sự phát triển về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ, tạo môi trường rèn luyện ngôn ngữ nói.
- Trò chơi dân gian là một thế giới của trẻ thơ, nó tạo ra cho trẻ một môi trường tự nhiên để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ. Vì vậy người giáo viên cần sử dụng những biện pháp dạy phù hợp để mang lại hiệu quả cao
3. Nội dung của các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
* Có rất nhiều loại trò chơi dân gian như:
- Loại trò chơi vận động: là trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, lò cò, những loại trò chơi này thường được chơi ở ngoài trời để dễ tiếp xúc với thiên nhiên với cảnh vật xung quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ.
- Loại trò chơi học tập: Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy trẻ em biết quan sát, tính toán.
- Loại trò chơi mô phỏng: Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, cày ruộng, nấu ăn. Nhờ đó trẻ hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau.
- Loại trò chơi sáng tạo: Đây là loại trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm những đồ vật bằng vật liệu tự nhiên như: Xếp thành chong chóng, đất xét thành con vật, qua đó giúp cho trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần cho cuộc sống và lao động sau này.
* Một số trò chơi dân gian hiện nay thường được tổ chức trong trường Tiểu học: Chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, lò cò, mèo đuổi chuột, cắp cua.
* Các trò chơi dân gian trẻ em như: Truyền thẻ, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, ô ăn quan, chi chi chành chành,… có thể chơi mọi lúc, mọi nơi bởi lẽ nó không phụ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học.
Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học
MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về mặt lí luận
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình và của xã hội. Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của đội và việc tự rèn luyện của đội viên.
Căn cứ chương trình liên tịch số 01-CTLT/TĐTN-SGD&ĐT về công tác Đội và phòng trào thiếu nhi năm học 2018-2019. Mục tiêu các nhà trường đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục cho các em lưu giữ những bản sắc của dân tộc. Và đây cũng là những trò chơi dân gian mang tính cộng đồng đã đựơc lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng đã bị mai mòn dần bời các trò chơi hiện đại.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trên thực tế hiện nay, hoạt động vui chơi cho các em ở trường nói chung và ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức.
Hiểu được tâm lý chung của thiếu nhi “Học mà chơi- Chơi mà học” với vai trò của người Tổng phụ trách Đội, người tổ chức các hoạt động Đội, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi dân gian vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất thiết thực và bổ ích nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Liên đội Trường Tiểu học Định Công” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi ở Liên đội Trường Tiểu học Định Công” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động Đội của thiếu nhi tại trường Tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho thiếu nhi Trường Tiểu học Định Công.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lí luận
Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kĩ năng
4.2. Nghiên cứu thực trạng Phân tích làm rõ thực trạng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4.3. Đề xuất các biện pháp “Tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
4.4. Tiến hành khảo nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận
Thông qua đọc sách, thu thập tài liệu có liên quan tới nghiệp vụ công tác Đội, sách tâm lí để hiểu rõ hơn về tâm sinh lí ở lứa tuổi tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Kiểm nghiệm tính khả thi và mức độ của việc tổ chức các trò chơi dân gian. Qua đó để tìm ra những chỗ làm được, chỗ chưa làm được, từ đó đưa biện pháp giải quyết.
- Phương pháp quan sát: Thông qua công tác chỉ đạo và thực hiện ở Liên đội tôi tự rút ra những kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nghiệp vụ cho công tác của mình. Bên cạnh đó tôi còn luôn học hỏi kinh nghiệm thực tế của các Liên đội bạn, sàng lọc áp dụng cho Liên đội mình, giúp các em có hứng thú khi tham gia các trò chơi dân gian, học thêm được nhiều trò chơi mới......
- Phương pháp đàm thoại: Thông qua việc giám sát các hoạt động hàng ngày; hỏi - đáp giữa Tổng phụ trách và ban chỉ huy Liên Chi đội, tư vấn của Phụ trách chi để xác định được những nhận thức về nội dung kiến thức và kỹ năng hoạt động của các em; tự phát hiện ra những ưu - khuyết điểm trong khi triển khai hoạt động này để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để đạt được hiệu quả cao,Tổng phụ trách cần có hệ thống câu hỏi mang tích chất gợi mở để các em học sinh bày tỏ những khó khăn, thắc mắc, trăn trở của mình.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Để làm tốt và hoàn thành nhiệm vụ của mình tôi có tham khảo ý kiến của cán bộ Hội đồng đội, Ban giám hiệu nhà trường, các Tổng phụ trách trường bạn để đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất biện pháp để “Tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu các nội dung, hình thức “Tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong các hoạt đông ngoài giờ lên lớp” tại Liên đội tiểu học Định Công.
- Thời gian năm học 2018-2019.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của việc tổ chức trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
1.1. Trò chơi
Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí.
1.2. Trò chơi dân gian
- Là loaị trò chơi có từ rất lâu, nó phản ánh đời sống tâm lý, thiên nhiên của từng dân tộc nhằm giáo dục, xây dựng nhân cách văn hoá dân tộc cho các em học sinh
- Là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc. (Theo trang 4 sách trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi)
- Là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng tạo ra dựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mô phỏng lại những hoạt động đó.
1.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
Đặc trưng của trò chơi
+ Là một hoạt động tự do
+ Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian
+ Trò chơi là hoạt động giả định nhưng phản ánh đời sống tự nhiên, xã hội
+ Trò chơi là hoạt động có quy tắc - Trò chơi là một hoạt động bất định (theo trang 182 sách công tác Đội TNTP và nhi đồng HCM).
2. Vị trí, vai trò của trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Các trò chơi dân gian vui tươi, phong phú phản ánh những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hằng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ.
- Tên trò chơi hấp dẫn, vai chơi tự nguyện, hành động chơi thoả mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, kết quả chơi có yếu tố bất ngờ và luật chơi khá đơn giản giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Đồ chơi đi kèm trong trò chơi dân gian cũng không đòi hỏi đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng những đồ dùng, vật dụng sẵn có quanh ta và một đồ chơi có thể sử dụng trong nhiều trò chơi.
- Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh.
- Trò chơi dân gian trẻ em có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Bởi lẽ ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và chính sự phát triển về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Là cơ sở cho việc làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ, tạo môi trường rèn luyện ngôn ngữ nói.
- Trò chơi dân gian là một thế giới của trẻ thơ, nó tạo ra cho trẻ một môi trường tự nhiên để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ. Vì vậy người giáo viên cần sử dụng những biện pháp dạy phù hợp để mang lại hiệu quả cao
3. Nội dung của các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
* Có rất nhiều loại trò chơi dân gian như:
- Loại trò chơi vận động: là trò chơi cho trẻ em vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, lò cò, những loại trò chơi này thường được chơi ở ngoài trời để dễ tiếp xúc với thiên nhiên với cảnh vật xung quanh, nhằm tăng cường sức khoẻ và các tố chất về thể lực cho trẻ.
- Loại trò chơi học tập: Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy trẻ em biết quan sát, tính toán.
- Loại trò chơi mô phỏng: Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, cày ruộng, nấu ăn. Nhờ đó trẻ hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội, học được cách ứng xử giữa người lớn với nhau.
- Loại trò chơi sáng tạo: Đây là loại trò chơi trong đó trẻ em tự tay làm những đồ vật bằng vật liệu tự nhiên như: Xếp thành chong chóng, đất xét thành con vật, qua đó giúp cho trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến khơi dậy khiếu thẩm mỹ cần cho cuộc sống và lao động sau này.
* Một số trò chơi dân gian hiện nay thường được tổ chức trong trường Tiểu học: Chi chi chành chành, thả đỉa ba ba, lò cò, mèo đuổi chuột, cắp cua.
* Các trò chơi dân gian trẻ em như: Truyền thẻ, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, ô ăn quan, chi chi chành chành,… có thể chơi mọi lúc, mọi nơi bởi lẽ nó không phụ thuộc vào hình thức lễ hội như trò chơi của người lớn.