- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN Kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm Trường tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài.
Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ tới trường giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là “người mẹ thứ hai” của các em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. học sinh Tiểu học còn chưa biết hành động độc lập. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi. Sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ bảo cho các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Để làm được những việc đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó cho chúng ta thấy để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Muốn học sinh trở thành học sinh tích cực, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải xây dựng lớp mình thành một tập thể lớp xuất sắc, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Chỉ có một tập thể lớn như vậy mới có thể phát triển trong học sinh tinh thần tập thể, tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, được rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em giáo viên chủ nhiệm là “thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các em cũng nghe, vâng lời cô giáo là cái duy nhất có ở các em học sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm, người giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hình thành và việc phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên vững vàng bước vào đời.
Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác.
Học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong trắng như tờ giấy trắng. Tôi hết sức
tự hào khi mình là người đầu tiên được cầm bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự
hào baogiờ cũng đi đôi với trách nhiệm đối với các em, với giáo dục và xã hội. Lương tâm củamột giáo viên mách bảo tôi phải uốn nắn kịp dần cho các em hình thành có ý thức nộiquy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn tạo hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này. Hiểu rõ được tầm quan trọng tôi chọn đề tài ‘‘Kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm Trường tiểu học ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tìm hiểu những biện pháp, phương pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng
học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 3 nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 3B , trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
4. Giới hạn của đề tài.
Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm, biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua để làm tốt “Kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi”.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp ...
c) Phương pháp thống kê toán học.
sau đây:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học
- Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
- Là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B có tổng số học sinh là 29 em, trong đó nữ 15 em, dân tộc 7 em, nữ dân tộc 4 em. Các kiến thức về Toán học, Tiếng Việt, các môn hoạt động giáo dục ở lớp 2, nhẹ nhàng hơn. Song lên lớp 3 khối lượng kiến thức nhiều hơn Ví dụ: Các văn bản của môn Tiếng Việt dài hơn, kiến thức môn Toán các em phải thuộc hết bảng nhân, chia từ 1- 9, nhân, chia số có 2, 3 chữ số, giải bài toán bằng 2 bước tính với chương trình 2018. Đòi hỏi tư duy, tính học tập của học sinh nghiêm túc hơn, kĩ năng tự học nhiều hơn. Vì vậy qua một thời gian làm quen lớp, với sự quan sát, khảo sát chất lượng học tập hai môn Toán và Tiếng Việt tôi tổng hợp được kết quả như sau:
Kết quả trên có thể xuất phát từ nhiều lí do: Sau hơn hai tháng hè các em tự do bay nhảy, không phải đến lớp đến trường nên phần nào đã quên kiến thức. Nề nếp đầu năm học còn lộn xộn, một số em chưa quen với việc dậy sớm để đi học đúng giờ nên vẫn con tình trạng học sinh đi học trễ. Sự chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập ở nhà của các em chưa chu đáo. Ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học của một vài cá nhân còn hạn chế. Ban cán sự lớp làm việc hiệu quả chưa cao.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ LỚP
CHỦ NHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI
I. PHẦN MỞ ĐẦU
CHỦ NHIỆM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ tới trường giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là “người mẹ thứ hai” của các em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. học sinh Tiểu học còn chưa biết hành động độc lập. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi. Sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ bảo cho các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Để làm được những việc đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó cho chúng ta thấy để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Muốn học sinh trở thành học sinh tích cực, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải xây dựng lớp mình thành một tập thể lớp xuất sắc, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Chỉ có một tập thể lớn như vậy mới có thể phát triển trong học sinh tinh thần tập thể, tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, được rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em giáo viên chủ nhiệm là “thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các em cũng nghe, vâng lời cô giáo là cái duy nhất có ở các em học sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm, người giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hình thành và việc phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên vững vàng bước vào đời.
Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác.
Học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong trắng như tờ giấy trắng. Tôi hết sức
tự hào khi mình là người đầu tiên được cầm bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự
hào baogiờ cũng đi đôi với trách nhiệm đối với các em, với giáo dục và xã hội. Lương tâm củamột giáo viên mách bảo tôi phải uốn nắn kịp dần cho các em hình thành có ý thức nộiquy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn tạo hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này. Hiểu rõ được tầm quan trọng tôi chọn đề tài ‘‘Kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm Trường tiểu học ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tìm hiểu những biện pháp, phương pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng
học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 3 nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 3B , trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
4. Giới hạn của đề tài.
Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm, biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua để làm tốt “Kinh nghiệm trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi”.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp ...
c) Phương pháp thống kê toán học.
II. PHẦN NỘI DUNG
- 1. Cơ sở lý luận
- Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết
- định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
sau đây:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học
- Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
- Là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.
Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh. Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh. Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Vì vậy người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp. Chính vì thế mỗi giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, trong đó vai trò quan trọng là công tác nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Bản thân tôi luôn trăn trở trong suốt năm tháng làm công tác chủ nhiệm của mình.
Để thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra, tôi thiết nghĩ người giáo viên cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm việc không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Cho nên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B có tổng số học sinh là 29 em, trong đó nữ 15 em, dân tộc 7 em, nữ dân tộc 4 em. Các kiến thức về Toán học, Tiếng Việt, các môn hoạt động giáo dục ở lớp 2, nhẹ nhàng hơn. Song lên lớp 3 khối lượng kiến thức nhiều hơn Ví dụ: Các văn bản của môn Tiếng Việt dài hơn, kiến thức môn Toán các em phải thuộc hết bảng nhân, chia từ 1- 9, nhân, chia số có 2, 3 chữ số, giải bài toán bằng 2 bước tính với chương trình 2018. Đòi hỏi tư duy, tính học tập của học sinh nghiêm túc hơn, kĩ năng tự học nhiều hơn. Vì vậy qua một thời gian làm quen lớp, với sự quan sát, khảo sát chất lượng học tập hai môn Toán và Tiếng Việt tôi tổng hợp được kết quả như sau:
Môn | Tổng số học sinh | Hoàn thành Xuất sắc | Hoàn thành tốt | hoàm thành | Chưa HT | |||
SL | % | SL | % | SL | % | 0 | ||
Tiếng Việt | 29 | 7 | % | 6 | % | 16 | % | 0 |
Toán | 29 | 5 | % | 10 | % | 14 | % | 0 |
Kết quả trên có thể xuất phát từ nhiều lí do: Sau hơn hai tháng hè các em tự do bay nhảy, không phải đến lớp đến trường nên phần nào đã quên kiến thức. Nề nếp đầu năm học còn lộn xộn, một số em chưa quen với việc dậy sớm để đi học đúng giờ nên vẫn con tình trạng học sinh đi học trễ. Sự chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập ở nhà của các em chưa chu đáo. Ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ học của một vài cá nhân còn hạn chế. Ban cán sự lớp làm việc hiệu quả chưa cao.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!