- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 102 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tháng 4 / 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2
B. NỘI DUNG 3
I. CỞ SỞ KHOA HỌC 3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Chuyển đổi số 3
1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục 3
1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo 4
1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục 6
1.4. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT 6
1.5. Vai trò của GVCN trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để quản lý, giáo dục học sinh 7
1.6. Các công cụ / ứng dụng hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm 8
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 13
2.1. Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. 13
2.2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay 14
2.3. Tình hình thực hiện chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT ..................... 15
2.4. Khảo sát thực trạng 16
2.4.1. Nội dung khảo sát 16
2.4.2. Đối tượng khảo sát 16
2.4.3. Phương pháp khảo sát 16
2.5. Kết quả khảo sát 16
2.5.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các hoạt động của lớp chủ nhiệm tại trường THPT ..................... 16
2.5.2. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại trường THPT ..................... 18
2.5.3. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại lớp chủ nhiệm năm học 2022-2023 19
2.5.4. Khảo sát Việc ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm trong 2 năm học: 2021-2022 và 2022-2023 20
2.5.5. Kết quả Khảo sát GV và HS về một số khó khăn trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm và các hoạt động phong trào của lớp chủ nhiệm. 22
2.6. Đánh giá chung về ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT .....................trong thời gian vừa qua 23
2.6.1. Thuận lợi 23
2.6.2. Khó khăn 24
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT .....................THÔNG QUA ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ 24
1. CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 24
1.1. Nhà trường 24
1.2. Giáo viên chủ nhiệm 25
1.3. Học sinh 25
1.4. Gia đình học sinh 26
2. THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 26
2.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm 26
2.2. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Khảo sát thông tin học sinh 27
2.3. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp 29
2.4. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý hồ sơ chủ nhiệm 31
2.5. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý nề nếp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh 33
2.6. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm sáng tạo 36
2.8. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh 40
2.9. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài Nhà trường và Phụ huynh 45
2.9.1. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiêm và giáo viên bộ môn 45
2.9.2. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh 46
2.10. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới 46
2 11. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Kết nối tình cảm học sinh với gia đình 53
2.12. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến 55
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 59
3.1. Tổ chức thực nghiệm: 59
3.2. Kết quả thực nghiệm 59
3.2.1. Kết quả từ phiếu điều tra 59
3.2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HS 61
3.4. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại Trường THPT ..................... 62
3.4.1. Sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh trong lớp chủ nhiệm sau khi ứng dụng chuyển đổi số 62
3.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng 67
IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 68
4.1. Mục đích khảo sát 68
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 68
4.2.1. Nội dung khảo sát 68
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá. 68
4.3. Đối tượng khảo sát 69
4.3.1. Tính cấp thiết 69
4.3.2. Tính khả thi 71
4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 72
4.4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 72
4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 73
C. KẾT LUẬN 74
1. Tổng quát quá trình nghiên cứu 74
2. Ý nghĩa của đề tài 74
3. Tính mới 74
4. Tính khoa học 75
5. Kiến nghị đề xuất 75
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
GD ĐT Giáo dục đào tạo
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HS Học sinh
PH Phụ huynh
KN Kỹ năng
THPT Trung học phổ thông
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính Phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.Ứng dụng chuyển đổi số tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian.
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động của các trường học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) rất quan trọng, đây là lực lượng chính và là cầu nối hữu hiệu nhất trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội, là lực lượng trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.
Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp như: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cường tương tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm; Tăng cường mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT .....................” để tiến hành nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Qua đề tài này, người viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá được thực trạng về vấn đề ứng dụng chuyển đổi số tại trường THPT .....................; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm, góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trường THPT .....................nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT mới.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Trường THPT .....................
- Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
2. Phương pháp điều tra
3. Phương pháp phỏng vấn
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
5. Phương pháp thống kê, phân tích
V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng Công nghệ số vào việc quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của tập thể lớp (nắm bắt, chỉ đạo lớp trong từng ngày, từng tuần, từng kỳ theo kế hoạch cả trường và lớp, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề, hướng nghiệp,…) một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trên thực tế, trong thời gian qua việc ứng dụng Chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm đã được chú ý và vận dụng nhưng còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. GVCN chỉ quen sử dụng một số công cụ hoặc biết cái gì thì sử dụng cái đó nên công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao, nhất là chưa tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục được điều này. Bởi thế, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số từ phía GVCN, chúng tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ lớp và các HS trong lớp. Đây cũng là đề tài đầu tiên áp dụng tại trường THPT .....................về việc tăng cường ứng dụng này. Dựa vào kết quả tích cực nhận được sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý có những hoạch định tốt để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc trong thời đại 4.0 hiện nay cũng như đáp ứng việc đổi mới toàn diện trong giáo dục.
B. NỘI DUNG
I. CỞ SỞ KHOA HỌC
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chuyển đổi số
Theo Wikipedia, Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Theo FPT Digital, Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xã hội. Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động chuyển đổi con người, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp. Trong đó, số hóa thông tin và số hóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Theo Microsoft, Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là CNTT ) vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau.
Như vậy, chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.
1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng
nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy, việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.
Có thể thấy, trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời.
1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo
Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam, nó tạo nên một hệ thống rất chặt chẽ tại các cơ sở từ quản lý đến giảng dạy và học tập. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ
trong lớp học. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực:
- Thứ nhất, Chuyển đổi số trong giáo dục cho phép theo dõi hiệu quả kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Với việc lưu lại thông tin về kết quả làm việc của học sinh, công nghệ đóng vai trò quan trọng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Chẳng hạn, giáo viên và phụ huynh có thể so sánh sự khác biệt về kết quả học tập, làm việc thực tế của các học sinh qua từng thời điểm với những dữ liệu được hệ thống kỹ thuật số ghi chép được, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về những học sinh, nào đã gặt hái được thành công và những em nào cần sự quan tâm, chú ý hơn từ thầy cô, cha mẹ.
- Thứ hai, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thông qua phân tích dữ liệu. Các giáo viên có thể sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Thông qua các thông tin thu thập được nhờ sử dụng các công cụ công nghệ, các nhà trường có thể hiểu rõ nhu cầu của từng học sinh là gì để đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các em.
- Thứ ba, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp hình thành Học tập “cộng tác” . Học tập trên các nền tảng kỹ thuật số buộc người dạy và người học phải có sự cộng tác. Các giáo viên có thể tạo và quản lý các nhóm học sinh, trên các nền tảng học tập trực tuyến. Việc cùng hợp tác thảo luận hay bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các nền tảng sáng tạo, cộng tác trực tuyến như Google Docs, Class Dojo, Zoom, v.v… Những công cụ tương tác này hiện đã được ứng dụng và sử dụng tại nhiều trường học.
- Ngoài ra, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tăng cường phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ rằng học sinh thể hiện bản thân tốt hơn ở nhà trường và có sức khỏe tổng thể tốt hơn khi bố mẹ các em trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự thành công trong học tập của con. Các phần mềm tự động hóa cung cấp các thông tin về tiến độ học tập của học sinh và chuyển lại các thông tin này cho phụ huynh, đồng thời gửi thông báo yêu cầu phụ huynh nộp các loại phí đúng hạn. Với sự tham gia của công nghệ, phụ huynh cũng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của con em mình bởi phụ huynh có thể theo dõi được quá trình học tập rèn luyện của con em mình thông qua các ứng dụng hoặc phần mềm tương tác
- Hơn nữa, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tiết kiệm thời gian. Công nghệ số hóa giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của mọi người trên thế giới, trong một thời đại mà thời gian là tiền bạc. Hiện nay, đã có những nền tảng cho phép học sinh chỉ cần đăng nhập vào một trang web là đã có thể bắt đầu bài học của mình, mà không cần phải dành hàng giờ trên đường để đến địa điểm học tập.
Như vậy, Có thể nói chuyển đổi số trong giáo dục là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai.
1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" nêu rõ: trong GDĐT, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao.
- Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến.
- Nền tảng hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Quan trọng hơn, cần bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.
1.4. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Theo Điều lệ trường Trung học, Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.
Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Tháng 4 / 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2
B. NỘI DUNG 3
I. CỞ SỞ KHOA HỌC 3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Chuyển đổi số 3
1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục 3
1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo 4
1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục 6
1.4. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT 6
1.5. Vai trò của GVCN trong việc ứng dụng Chuyển đổi số để quản lý, giáo dục học sinh 7
1.6. Các công cụ / ứng dụng hữu ích phục vụ Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm 8
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 13
2.1. Từ thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục. 13
2.2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay 14
2.3. Tình hình thực hiện chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT ..................... 15
2.4. Khảo sát thực trạng 16
2.4.1. Nội dung khảo sát 16
2.4.2. Đối tượng khảo sát 16
2.4.3. Phương pháp khảo sát 16
2.5. Kết quả khảo sát 16
2.5.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các hoạt động của lớp chủ nhiệm tại trường THPT ..................... 16
2.5.2. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại trường THPT ..................... 18
2.5.3. Kết quả Khảo sát về Phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Chuyển đổi số tại lớp chủ nhiệm năm học 2022-2023 19
2.5.4. Khảo sát Việc ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm trong 2 năm học: 2021-2022 và 2022-2023 20
2.5.5. Kết quả Khảo sát GV và HS về một số khó khăn trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm và các hoạt động phong trào của lớp chủ nhiệm. 22
2.6. Đánh giá chung về ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại trường THPT .....................trong thời gian vừa qua 23
2.6.1. Thuận lợi 23
2.6.2. Khó khăn 24
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT .....................THÔNG QUA ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ 24
1. CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 24
1.1. Nhà trường 24
1.2. Giáo viên chủ nhiệm 25
1.3. Học sinh 25
1.4. Gia đình học sinh 26
2. THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 26
2.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng Chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm 26
2.2. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Khảo sát thông tin học sinh 27
2.3. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Xây dựng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp 29
2.4. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý hồ sơ chủ nhiệm 31
2.5. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Quản lý nề nếp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh 33
2.6. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm sáng tạo 36
2.8. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh 40
2.9. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài Nhà trường và Phụ huynh 45
2.9.1. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiêm và giáo viên bộ môn 45
2.9.2. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh 46
2.10. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới 46
2 11. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Kết nối tình cảm học sinh với gia đình 53
2.12. Ứng dụng Chuyển đổi số trong việc Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến 55
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 59
3.1. Tổ chức thực nghiệm: 59
3.2. Kết quả thực nghiệm 59
3.2.1. Kết quả từ phiếu điều tra 59
3.2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HS 61
3.4. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm tại Trường THPT ..................... 62
3.4.1. Sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh trong lớp chủ nhiệm sau khi ứng dụng chuyển đổi số 62
3.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sau khi đã áp dụng 67
IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 68
4.1. Mục đích khảo sát 68
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 68
4.2.1. Nội dung khảo sát 68
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá. 68
4.3. Đối tượng khảo sát 69
4.3.1. Tính cấp thiết 69
4.3.2. Tính khả thi 71
4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 72
4.4.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 72
4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 73
C. KẾT LUẬN 74
1. Tổng quát quá trình nghiên cứu 74
2. Ý nghĩa của đề tài 74
3. Tính mới 74
4. Tính khoa học 75
5. Kiến nghị đề xuất 75
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
GD ĐT Giáo dục đào tạo
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HS Học sinh
PH Phụ huynh
KN Kỹ năng
THPT Trung học phổ thông
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính Phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.Ứng dụng chuyển đổi số tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian.
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý giáo dục và dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động của các trường học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) rất quan trọng, đây là lực lượng chính và là cầu nối hữu hiệu nhất trong mối quan hệ Gia đình – Nhà trường – Xã hội, là lực lượng trung tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số từ nhà trường đến với học sinh và cha mẹ học sinh.
Chuyển đổi số hỗ trợ rất lớn cho công tác làm giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp, trong đó phải kể đến vai trò của ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm lớp như: Điều hành lớp chủ nhiệm; Quản lý lớp chủ nhiệm; Tăng cường tương tác với lớp chủ nhiệm; Nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm; Tăng cường mối quan hệ với Giáo viên - Học sinh - Phụ huynh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm tại trường THPT .....................” để tiến hành nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Qua đề tài này, người viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá được thực trạng về vấn đề ứng dụng chuyển đổi số tại trường THPT .....................; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm, góp phần hoàn thiện nhân cách HS THPT nói chung và HS trường THPT .....................nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT mới.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Trường THPT .....................
- Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
2. Phương pháp điều tra
3. Phương pháp phỏng vấn
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
5. Phương pháp thống kê, phân tích
V. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng Công nghệ số vào việc quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của tập thể lớp (nắm bắt, chỉ đạo lớp trong từng ngày, từng tuần, từng kỳ theo kế hoạch cả trường và lớp, tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề, hướng nghiệp,…) một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trên thực tế, trong thời gian qua việc ứng dụng Chuyển đổi số vào công tác chủ nhiệm đã được chú ý và vận dụng nhưng còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. GVCN chỉ quen sử dụng một số công cụ hoặc biết cái gì thì sử dụng cái đó nên công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả cao, nhất là chưa tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục được điều này. Bởi thế, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số từ phía GVCN, chúng tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ lớp và các HS trong lớp. Đây cũng là đề tài đầu tiên áp dụng tại trường THPT .....................về việc tăng cường ứng dụng này. Dựa vào kết quả tích cực nhận được sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý có những hoạch định tốt để xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc trong thời đại 4.0 hiện nay cũng như đáp ứng việc đổi mới toàn diện trong giáo dục.
B. NỘI DUNG
I. CỞ SỞ KHOA HỌC
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chuyển đổi số
Theo Wikipedia, Chuyển đổi số (tiếng Anh: Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Theo FPT Digital, Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý, tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xã hội. Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động chuyển đổi con người, nhận thức, và chuyển đổi doanh nghiệp. Trong đó, số hóa thông tin và số hóa quy trình sẽ là một phần để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Theo Microsoft, Chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là CNTT ) vào mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội đang làm thay đổi căn bản và toàn diện cách chúng ta sống, làm việc, liên hệ với nhau.
Như vậy, chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.
1.1.2. Chuyển đổi số trong Giáo dục
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng
nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy, việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công.
Có thể thấy, trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời.
1.2. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo
Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam, nó tạo nên một hệ thống rất chặt chẽ tại các cơ sở từ quản lý đến giảng dạy và học tập. Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ
trong lớp học. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực:
- Thứ nhất, Chuyển đổi số trong giáo dục cho phép theo dõi hiệu quả kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Với việc lưu lại thông tin về kết quả làm việc của học sinh, công nghệ đóng vai trò quan trọng cho phép giáo viên và phụ huynh theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Chẳng hạn, giáo viên và phụ huynh có thể so sánh sự khác biệt về kết quả học tập, làm việc thực tế của các học sinh qua từng thời điểm với những dữ liệu được hệ thống kỹ thuật số ghi chép được, từ đó có cái nhìn chi tiết hơn về những học sinh, nào đã gặt hái được thành công và những em nào cần sự quan tâm, chú ý hơn từ thầy cô, cha mẹ.
- Thứ hai, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thông qua phân tích dữ liệu. Các giáo viên có thể sử dụng các công cụ thống kê để theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh. Thông qua các thông tin thu thập được nhờ sử dụng các công cụ công nghệ, các nhà trường có thể hiểu rõ nhu cầu của từng học sinh là gì để đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ các em.
- Thứ ba, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp hình thành Học tập “cộng tác” . Học tập trên các nền tảng kỹ thuật số buộc người dạy và người học phải có sự cộng tác. Các giáo viên có thể tạo và quản lý các nhóm học sinh, trên các nền tảng học tập trực tuyến. Việc cùng hợp tác thảo luận hay bài thuyết trình trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các nền tảng sáng tạo, cộng tác trực tuyến như Google Docs, Class Dojo, Zoom, v.v… Những công cụ tương tác này hiện đã được ứng dụng và sử dụng tại nhiều trường học.
- Ngoài ra, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tăng cường phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ rằng học sinh thể hiện bản thân tốt hơn ở nhà trường và có sức khỏe tổng thể tốt hơn khi bố mẹ các em trực tiếp tham gia và đóng góp vào sự thành công trong học tập của con. Các phần mềm tự động hóa cung cấp các thông tin về tiến độ học tập của học sinh và chuyển lại các thông tin này cho phụ huynh, đồng thời gửi thông báo yêu cầu phụ huynh nộp các loại phí đúng hạn. Với sự tham gia của công nghệ, phụ huynh cũng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của con em mình bởi phụ huynh có thể theo dõi được quá trình học tập rèn luyện của con em mình thông qua các ứng dụng hoặc phần mềm tương tác
- Hơn nữa, Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tiết kiệm thời gian. Công nghệ số hóa giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của mọi người trên thế giới, trong một thời đại mà thời gian là tiền bạc. Hiện nay, đã có những nền tảng cho phép học sinh chỉ cần đăng nhập vào một trang web là đã có thể bắt đầu bài học của mình, mà không cần phải dành hàng giờ trên đường để đến địa điểm học tập.
Như vậy, Có thể nói chuyển đổi số trong giáo dục là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động dạy và học trong tương lai.
1.3. Các yếu tố đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" nêu rõ: trong GDĐT, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao.
- Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến.
- Nền tảng hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Quan trọng hơn, cần bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.
1.4. Công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Theo Điều lệ trường Trung học, Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng.
Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.
Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Sửa lần cuối: