- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VĂN 6 MỚI NHẤT: Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn tập làm văn lớp 6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn tập làm văn lớp 6 ở trường THCS Lê Thánh Tôn”
2.Tác giả: Dương Thị Lệ Minh
3. Đồng tác giả: không có
4. Chủ đầu tư thực hiện: Dương Thị Lệ Minh
5. Lĩnh vực áp dụng: Ngữ văn
6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: năm học 2018 – 2019
7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: trường THCS Lê Thánh Tôn
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta được biết, văn học chính là chìa khóa giúp cho con người biết yêu, biết ghét, biết cảm nhận, biết vui buồn theo đúng cách, biết cái thiện, ác, tốt xấu trong cuộc sống. Trong dạy học Ngữ Văn là giúp HS am hiểu về các tác phẩm Văn học, nâng cao vốn từ ngữ tiếng Việt và với đặc thù của bộ môn Ngữ văn,thì hiệu quả cao nhất, kết quả cuối cùng phải đạt được là các em có thể tạo lập văn bản-viết bài làm văn sao cho đúng, cho hay, cho hấp dẫn, cho mạch lạc.
Để làm được như vậy, học sinh cần nắm vững nhiều kiến thức tổng hợp: cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ của phân môn Tiếng Việt; khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, biết cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngôn từ của phân môn Văn. Trong đó, yếu tố không thể thiếu là phải biết cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn để có được một bài văn trên cơ sở phù hợp giữa nội dung và hình thức thẩm mỹ. Đồng thời, thông qua đó mà nội dung thông tin, ý tưởng, tình cảm của học sinh trong bài viết được thể hiện một cách rõ ràng, hệ thống, mạch lạc.
Thế nhưng trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn ( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản. Mặc dù nội dung gồm nhiều ý nhưng các em chỉ viết mỗi một đoạn dài 2-3 trang, làm cho ý tưởng của các em trình bày lộn xộn, nhập nhằng, không thu hút sự chú ý của người đọc làm cho người đọc mệt mỏi đôi khi lười đọc.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn tập làm văn lớp 6 ở trường THCS Lê Thánh Tôn”
2.Tác giả: Dương Thị Lệ Minh
3. Đồng tác giả: không có
4. Chủ đầu tư thực hiện: Dương Thị Lệ Minh
5. Lĩnh vực áp dụng: Ngữ văn
6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: năm học 2018 – 2019
7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: trường THCS Lê Thánh Tôn
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta được biết, văn học chính là chìa khóa giúp cho con người biết yêu, biết ghét, biết cảm nhận, biết vui buồn theo đúng cách, biết cái thiện, ác, tốt xấu trong cuộc sống. Trong dạy học Ngữ Văn là giúp HS am hiểu về các tác phẩm Văn học, nâng cao vốn từ ngữ tiếng Việt và với đặc thù của bộ môn Ngữ văn,thì hiệu quả cao nhất, kết quả cuối cùng phải đạt được là các em có thể tạo lập văn bản-viết bài làm văn sao cho đúng, cho hay, cho hấp dẫn, cho mạch lạc.
Để làm được như vậy, học sinh cần nắm vững nhiều kiến thức tổng hợp: cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ của phân môn Tiếng Việt; khả năng hiểu, phân tích một vấn đề, cảm nhận cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm, biết cảm xúc rung động trước cái đẹp của ngôn từ của phân môn Văn. Trong đó, yếu tố không thể thiếu là phải biết cách tổ chức, sắp xếp các đoạn văn để có được một bài văn trên cơ sở phù hợp giữa nội dung và hình thức thẩm mỹ. Đồng thời, thông qua đó mà nội dung thông tin, ý tưởng, tình cảm của học sinh trong bài viết được thể hiện một cách rõ ràng, hệ thống, mạch lạc.
Thế nhưng trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn ( ở phần Thân bài trong các kiểu văn bản thường chỉ có một đoạn văn ) trước khi bước vào khâu viết văn bản. Mặc dù nội dung gồm nhiều ý nhưng các em chỉ viết mỗi một đoạn dài 2-3 trang, làm cho ý tưởng của các em trình bày lộn xộn, nhập nhằng, không thu hút sự chú ý của người đọc làm cho người đọc mệt mỏi đôi khi lười đọc.