Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN HÓA

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử lớp 9 NĂM 2021 được soạn dưới dạng file word gồm 38 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC

Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1​
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2​
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2​
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
4​
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5​
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5​
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5​
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
6​
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6​
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
6​
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7​
Chương II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THƯỜNG ĐƯỢC VẬN DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
12​
Chương III. VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9
19​
Chương IV. MINH HỌA MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
24​
Chương V. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
31​
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
33​
I. KẾT LUẬN
33​
II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ
33​
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
56​


PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa không chỉ đơn thuần là công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước đang trên quá trình hội nhập quốc tế mà còn là quá trình cách mạng làm biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, truyền thống đó đã tạo nên những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam, và được nhân lên trong thời đại mới với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945). Những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam trong thế kỉ qua là hết sức to lớn, là cơ sở, là điều kiện để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những yêu cầu mới của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sự thách thức nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009, được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009, điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.

Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương pháp dạy học. Để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên không ngừng cải tiến phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải xác định đúng đắn dạy học để làm gì? (mục đích), dạy học cái gì? (nội dung), dạy như thế nào? (phương pháp).

Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung, ở cấp Trung học cơ sở nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học bộ môn lịch sử. Môn lịch sử là một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, qua môn này học sinh hiểu biết vế quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. Học sinh học lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ.

Giáo sư Phan Huy Lê nói: Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử và văn hoá nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Dạy học lịch sử ở trường THCS là một quá trình sư phạm, bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách quan, đúng đắn.

Có rất nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn lịch sử, điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy sao cho hài hoà, phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy mới tạo được hứng thú học tập, tạo lòng đam mê, yêu thích môn học ở học sinh.

Mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông đã gây ra nhiều bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn Lịch sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn này, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở bậc Trung học cơ sở, tôi rất băn khoăn về vấn đề học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử là cả một vấn đề. Làm sao để trò hứng thú, say mê, tích cực học tập? làm gì để khơi dậy niềm đam mê tìm hiểu, nghiên cứu ở trò?... Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn Lịch sử lớp 9”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tôi chọn đề tài này với mục đích là mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của mình cùng với các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở nói chung và môn lịch sử lớp 9 nói riêng; hình thành cho các em thói quen tư duy sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, tìm tòi nghiên cứu, tích cực hợp tác nhằm tạo sự say mê, hứng thú, yêu thích môn lịch sử hơn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử trong nhà trường trung học cơ sở.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực “ lấy học sinh làm trung tâm” trong giờ học môn lịch sử lớp 9.



IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu


1.1. Khách thể:

- Quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS.

1.2. Đối tượng nghiên cứu:

- Chương trình Lịch sử lớp 9 và việc dạy - học lịch sử của một số giáo viên và học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện Yên Thế.

- Các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học liên quan đến đề tài.

- Một số đề tài nghiên cứu của những người đi trước về các vấn đề liên quan đến đề tài.

2. Phạm vi nghiên cứu

2.1. Phạm vi:
Giới hạn trong khối lớp 9 trường THCS .............

2.2. Thời gian: Năm học 2020 - 2021.
1711036302415.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SKKN_CSTD_2021 pptich cuc.doc
    246 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    lịch sử đề tài sáng kiến kinh nghiệm sáng kiến kinh nghiệm dạy lịch sử địa phương sáng kiến kinh nghiệm lập trình scratch sáng kiến kinh nghiệm lịch sử sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 12 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 4 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 6 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 6 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 8 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 8 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thcs sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thpt sáng kiến kinh nghiệm lớp nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 6 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 7 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 8 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử 9 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử bậc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thcs sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thpt sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử thpt- violet sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử trường thpt sáng kiến kinh nghiệm môn sử thpt sáng kiến kinh nghiệm thpt môn lịch sử sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm về môn lịch sử thư viện sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,114
    Bài viết
    37,583
    Thành viên
    139,723
    Thành viên mới nhất
    HAPPY SMILE

    Thành viên Online

    Top