- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi THCS: Một số biện pháp xây dựng lớp tự quản ở trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài
Qua thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi và giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và giáo dục học sinh, chúng tôi là giáo viên giảng dạy kiệm nghiệm vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớp chủ nhiệm. Qua nhiều năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THCS tôi nhận thấy việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỉ cương, đại đa số là những lớp có kết quả học tập tốt là những lớp có tổ chức nền nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nền nếp tự quản tốt trong nhà trường. Đây là vẫn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo dục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết của các thầy cô và những người làm giáo dục. Vì vậy bản thân tôi muốn nêu lên vấn đề: “Một số biện pháp xây dựng lớp tự quản ở trường THCS”, nhằm góp một kinh nghiệm nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học, trên cơ sở thực trạng của hoạt động chủ nhiệm ở trường THCS tôi xin đề xuất: “Một số biện pháp xây dựng lớp tự quản ở trường THCS ”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp xây dựng lớp tự quản.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến “ Xây dựng tập thể lớp tự quản”
- Nghiên cứu các tài liệu , tạp chí “Xây dựng tập thể lớp tự quản”
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phỏng vẫn.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp tổng hợp.
1. Cơ sở lí luận
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo thời đại mới: Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phù hợp với lợi ích cộng đồng. Một thế hệ tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn.
Đối với người giáo viên chủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là một nhà giáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của mỗi em và của cả tập thể học sinh. Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giải quyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, người giáo viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ lớp.
Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
Trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, chủ động, lấy học sinh làm trung tâm. Vậy không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động máy móc – thầy là trung tâm của tất cả, còn trò vẫn cứ là đối tượng thụ động thi hành nhiệm vụ thầy cô một cách vô điều kiện. Do vậy, cần phải đổi mới, phải thực sự coi việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp tiến bộ và hiệu quả thiết thực nhất. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
2. Thực trạng của lớp trước khi áp dụng các giải pháp.
2.1. Đặc điểm, tình hình lớp 6A3
Trong năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6A3. Qua tìm hiểu tôi thấy lớp có một số đặc điểm như sau:
- Lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh (nữ 19) sống ở tất cả các thôn trong xã, và cả xã bạn, đặc biệt trong xã có thôn cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học tập của con em mình nhiều gia đình vợ chồng còn hay cãi vã, đàn ông trong thôn thì cờ bạc rượu chè... thôn này có tới 11 hs trong lớp.
- Trong tổng số 37 học sinh của lớp tôi chủ nhiệm thì hầu hết phụ huynh đi làm công nhân, thậm chí nhiều gia đình cả cha và mẹ đều đi hết , để con cái ở nhà với ông bà, cô dì chú bác. Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của các em nếu như không định hướng cho các em có ý thức tự giác, tự lập.
- Có trường hợp cá biệt học sinh là con một, được cưng chiều từ nhỏ, không được giáo dục đúng đắn dẫn đến việc học tập kém, lười học, ý thức tổ chức kỷ luật không có, thường xuyên bỏ tiết đi chơi điện tử, lười biếng tham gia các phong trào của lớp, lôi kéo rủ rê các bạn trong lớp...
- Thêm vào đó thành phần gia đình các em chủ yếu làm ruộng, có 2 học sinh khuyết tật, 1học sinh hộ nghèo, 2 học sinh hộ cận nghèo, 1 học sinh mồ côi bố, 1học sinh mồ côi mẹ, 3 học sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc. Nói chung thành phần học sinh trong lớp tương đối phức tạp có đủ các thành phần. Tuy nhiên đa số các em là ngoan ngoãn có ý thức đạo đức tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức tác phong góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản tốt.
2.2. Thực trạng của lớp đầu năm học
Thực hiện nội quy nền nếp của đội:
Đa số các em thực hiện tốt nội quy của đội, bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều học sinh hay vi phạm như đi học muộn, hay thiếu đồng phục, cắt tóc hoặc nhuộm tóc không phù hợp với học sinh, mang và sử dụng điện thoại trong giờ học, ăn quà vặt và xả rác bừa bãi, đặc biệt còn có học sinh thường xuyên bỏ tiết đi chơi điện tử, luôn gây sự tìm cách đánh nhau với các bạn trong lớp hoặc trong trường....
Ví dụ: Khánh Ngọc thường xuyên đi học muộn, Trần Hiếu nhuộm tóc nhiều màu, Bùi Ánh ăn quà vặt và xả rác bừa bãi....
Lao động:
Trong những buổi lao động đầu năm và qua quan sát trực tuần của lớp tôi thấy: Lớp phó phụ trách lao động chưa phát huy được hết trách nhiệm của mình trong việc phân công nhắc nhở các bạn làm việc, học sinh trong lớp thì chưa có sự đoàn kết, hợp tác. Còn đùn đẩy nhau, ỉ lại công việc cho nhau dẫn đến lớp còn bẩn vệ sinh còn chậm muộn..
. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Qua thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi và giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và giáo dục học sinh, chúng tôi là giáo viên giảng dạy kiệm nghiệm vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp luôn trăn trở với công tác quản lý và giáo dục học sinh trong tập thể lớp chủ nhiệm. Qua nhiều năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THCS tôi nhận thấy việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự quản là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỉ cương, đại đa số là những lớp có kết quả học tập tốt là những lớp có tổ chức nền nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự quản cao sẽ góp phần xây dựng nền nếp tự quản tốt trong nhà trường. Đây là vẫn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo dục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết của các thầy cô và những người làm giáo dục. Vì vậy bản thân tôi muốn nêu lên vấn đề: “Một số biện pháp xây dựng lớp tự quản ở trường THCS”, nhằm góp một kinh nghiệm nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học, trên cơ sở thực trạng của hoạt động chủ nhiệm ở trường THCS tôi xin đề xuất: “Một số biện pháp xây dựng lớp tự quản ở trường THCS ”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp xây dựng lớp tự quản.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến “ Xây dựng tập thể lớp tự quản”
- Nghiên cứu các tài liệu , tạp chí “Xây dựng tập thể lớp tự quản”
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phỏng vẫn.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp tổng hợp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo thời đại mới: Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phù hợp với lợi ích cộng đồng. Một thế hệ tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn.
Đối với người giáo viên chủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là một nhà giáo dục, nắm bắt những tâm tư, tình cảm, chăm lo đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của mỗi em và của cả tập thể học sinh. Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Chính thông qua hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để cùng giải quyết những vấn đề của tập thể, đồng thời nắm những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, người giáo viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ lớp.
Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
Trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, chủ động, lấy học sinh làm trung tâm. Vậy không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động máy móc – thầy là trung tâm của tất cả, còn trò vẫn cứ là đối tượng thụ động thi hành nhiệm vụ thầy cô một cách vô điều kiện. Do vậy, cần phải đổi mới, phải thực sự coi việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp tiến bộ và hiệu quả thiết thực nhất. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
2. Thực trạng của lớp trước khi áp dụng các giải pháp.
2.1. Đặc điểm, tình hình lớp 6A3
Trong năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6A3. Qua tìm hiểu tôi thấy lớp có một số đặc điểm như sau:
- Lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh (nữ 19) sống ở tất cả các thôn trong xã, và cả xã bạn, đặc biệt trong xã có thôn cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học tập của con em mình nhiều gia đình vợ chồng còn hay cãi vã, đàn ông trong thôn thì cờ bạc rượu chè... thôn này có tới 11 hs trong lớp.
- Trong tổng số 37 học sinh của lớp tôi chủ nhiệm thì hầu hết phụ huynh đi làm công nhân, thậm chí nhiều gia đình cả cha và mẹ đều đi hết , để con cái ở nhà với ông bà, cô dì chú bác. Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của các em nếu như không định hướng cho các em có ý thức tự giác, tự lập.
- Có trường hợp cá biệt học sinh là con một, được cưng chiều từ nhỏ, không được giáo dục đúng đắn dẫn đến việc học tập kém, lười học, ý thức tổ chức kỷ luật không có, thường xuyên bỏ tiết đi chơi điện tử, lười biếng tham gia các phong trào của lớp, lôi kéo rủ rê các bạn trong lớp...
- Thêm vào đó thành phần gia đình các em chủ yếu làm ruộng, có 2 học sinh khuyết tật, 1học sinh hộ nghèo, 2 học sinh hộ cận nghèo, 1 học sinh mồ côi bố, 1học sinh mồ côi mẹ, 3 học sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc. Nói chung thành phần học sinh trong lớp tương đối phức tạp có đủ các thành phần. Tuy nhiên đa số các em là ngoan ngoãn có ý thức đạo đức tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức tác phong góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản tốt.
2.2. Thực trạng của lớp đầu năm học
Thực hiện nội quy nền nếp của đội:
Đa số các em thực hiện tốt nội quy của đội, bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều học sinh hay vi phạm như đi học muộn, hay thiếu đồng phục, cắt tóc hoặc nhuộm tóc không phù hợp với học sinh, mang và sử dụng điện thoại trong giờ học, ăn quà vặt và xả rác bừa bãi, đặc biệt còn có học sinh thường xuyên bỏ tiết đi chơi điện tử, luôn gây sự tìm cách đánh nhau với các bạn trong lớp hoặc trong trường....
Ví dụ: Khánh Ngọc thường xuyên đi học muộn, Trần Hiếu nhuộm tóc nhiều màu, Bùi Ánh ăn quà vặt và xả rác bừa bãi....
Lao động:
Trong những buổi lao động đầu năm và qua quan sát trực tuần của lớp tôi thấy: Lớp phó phụ trách lao động chưa phát huy được hết trách nhiệm của mình trong việc phân công nhắc nhở các bạn làm việc, học sinh trong lớp thì chưa có sự đoàn kết, hợp tác. Còn đùn đẩy nhau, ỉ lại công việc cho nhau dẫn đến lớp còn bẩn vệ sinh còn chậm muộn..