- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH KHỐI THCS được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH "
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1- Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu lý luận về iểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS).
1.1. Kiểm tra đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa trên sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Kiểm tra đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, kiểm tra, đánh giá được xem là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khâu làm kế hoạch và trong suốt quá trình dạy và học trong nhà trường. Đánh giá học sinh nhờ vào kiểm tra hàng ngày là trách nhiệm trực tiếp của người giáo viên đứng lớp, mục đích là làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh, đối chiếu với những yêu cầu của chương trình để phát hiện nguyên nhân sai, sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, có cơ hội phát triển kĩ năng tự đánh giá, có thể nhận ra sự tiến bộ của mình. Đồng thời nó cũng giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học của mình, phấn đấu không ngừng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Trong nhà trường phổ thông, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua kiểm tra và thi cử một cách có hệ thống theo những quy định chặt chẽ, thể hiện rõ nét, tầm quan trọng của nó trong suốt quá trình dạy và học.
1.2 Tiếng Anh là một bộ môn tuy không phải là xa lạ trong chương trình giáo dục ở bậc THCS nhưng với các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận nội dung kiến thức của bộ môn này vì trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy bộ môn này còn thiếu và hơn nữa các em không có nhiều cơ hội thực tế để thực hành và sử dụng những gì các em đã tiếp nhận được.
Lâu nay trong việc dạy và học môn tiếng Anh vẫn còn để lại nhiều băn khoăn cả về nội dung và phương pháp trong đó việc kiểm tra đánh giá cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là về phương pháp và kĩ thuật đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá để xác định như thế nào là một học sinh có năng lực về tiếng Anh vần còn khá lúng túng.
Năm 2002 Bộ GD-ĐT đã quyết định đổi mới chương trình SGK cả về nội dung và phương pháp đồng thời tăng cường phương tiện dạy học. Đó là một bước đi phù hợp với qui luật phát triển, phù hợp với sự bùng nổ tri thức của thời đại mới đặc biệt trong xu thế cả thế giới đang hội nhập và cùng sử dụng chung một phương tiện ngôn ngữ -Tiếng Anh.
Ngày 24 tháng 12 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí một văn bản về chương trình SGK mới ghi rõ “Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. Mạnh dạn thử nghiệm và áp dụng hình thức trắc nghiệm vào việc kiểm tra nội dung môn học một cách hợp lý”.
Để hiện thực hoá điều đó từ năm học 2005-2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành hình thức thi trắc nghiệm với môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan nhất định, tạo tiền đề cho việc thử nghiệm ở các bộ môn còn lại.
Sau khi nghiên cứu nội dung, chương trình SGK mới và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động hướng vào chủ thể học sinh, nhất là qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy chương trình SGK mới cũng như tham dự nhiều lớp tập huấn, hội nghị về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Tiếng Anh và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng… tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện đổi mới cách kiểm tra đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh trong nhà trường THCS mặc dù đây là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Một hình thức đánh giá quan trọng và tương đối chính xác là đánh giá, kiểm tra bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm.
2- Cơ sở thực tiễn:
2.1- Thực tế ở các trường THCS hiện nay, việc kiểm tra đánh giá học sinh trong phạm vi môn Tiếng Anh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề : Chậm đổi mới, chưa theo kịp với sự đổi mới chương trình mục tiêu, nội dung và phương pháp của SGK mới, có thể nói rõ là nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện và sâu sắc, chưa giúp học sinh xác định đúng được năng lực đích thực và sở trường vốn có của mình, hình thức đánh giá còn đơn điệu. Giáo viên vẫn giữ độc quyền về đánh giá và học sinh là đối tượng được đánh giá. Hình thức đánh giá còn nặng về tự luận nên chưa đánh giá được năng lực toàn diện của học sinh, hệ thống câu hỏi chưa phát huy được tính sáng tạo.
2.2- Tuy vậy dẫu là yêu cầu sử dụng câu hỏi trắc nghiệm là bắt buộc thì thực tế sử dụng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ra sao? Có những hình thức trắc nghiệm nào? Làm sao để đạt được hiểu quả cao nhất? đó là những câu hỏi đã được đặt ra mà không phải giáo viên nào cũng tìm được câu trả lời thấu đáo. Và có lẽ vì vậy việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá trở nên hình thức. Nhiều khi giáo viên đặt câu hỏi trắc nghiệm gọi là cho có, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đánh giá giáo viên cũng như chưa thực sự đánh giá được năng lực của học sinh và cuối cùng giáo viên lại trở về với cách đánh giá truyền thống.
II- MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ lòng tâm huyết với nghề, muốn có thể cống hiến hơn nữa cho ngành giáo dục và cũng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ mong muốn chủ quan, muốn được tìm hiểu và trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trong việc kiểm tra đánh để phù hợp với sự phát triển của thời đại, tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình về việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Anh THCS.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU:
1- Xác định cấu trúc nội dung và trình bày bài trắc nghiệm:
Nếu đã có sẵn những bài trắc nghiệm để lựa chọn giáo viên có thể căn cứ vào mục đích đã xác định của mình để chọn bài trắc nghiệm cho phù hợp. Nhưng thực tế hiện nay tài liệu tham khảo phục vụ cho chương trình SGK mới chưa phong phú và đa dạng, nhìn chung các tài liệu tham khảo đã bám sát nội dung và phương pháp của chương trình SGK mới nhưng các bài tập dưới dạng trắc nghiệm là chưa nhiều vì vậy khi kiểm tra đánh giá giáo viên thường phải tự thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
Khi tự thiết kế bài trắc nghiệm giáo viên cần định hướng rõ bằng cách dự kiến số lượng câu phù hợp với thời gian kiểm tra, phân phối đơn vị kiến thức cần kiểm tra cho phù hợp.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH "
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1- Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu lý luận về iểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS).
1.1. Kiểm tra đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa trên sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Kiểm tra đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, kiểm tra, đánh giá được xem là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khâu làm kế hoạch và trong suốt quá trình dạy và học trong nhà trường. Đánh giá học sinh nhờ vào kiểm tra hàng ngày là trách nhiệm trực tiếp của người giáo viên đứng lớp, mục đích là làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh, đối chiếu với những yêu cầu của chương trình để phát hiện nguyên nhân sai, sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, có cơ hội phát triển kĩ năng tự đánh giá, có thể nhận ra sự tiến bộ của mình. Đồng thời nó cũng giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học của mình, phấn đấu không ngừng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Trong nhà trường phổ thông, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua kiểm tra và thi cử một cách có hệ thống theo những quy định chặt chẽ, thể hiện rõ nét, tầm quan trọng của nó trong suốt quá trình dạy và học.
1.2 Tiếng Anh là một bộ môn tuy không phải là xa lạ trong chương trình giáo dục ở bậc THCS nhưng với các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận nội dung kiến thức của bộ môn này vì trang thiết bị phục vụ cho việc học và dạy bộ môn này còn thiếu và hơn nữa các em không có nhiều cơ hội thực tế để thực hành và sử dụng những gì các em đã tiếp nhận được.
Lâu nay trong việc dạy và học môn tiếng Anh vẫn còn để lại nhiều băn khoăn cả về nội dung và phương pháp trong đó việc kiểm tra đánh giá cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là về phương pháp và kĩ thuật đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá để xác định như thế nào là một học sinh có năng lực về tiếng Anh vần còn khá lúng túng.
Năm 2002 Bộ GD-ĐT đã quyết định đổi mới chương trình SGK cả về nội dung và phương pháp đồng thời tăng cường phương tiện dạy học. Đó là một bước đi phù hợp với qui luật phát triển, phù hợp với sự bùng nổ tri thức của thời đại mới đặc biệt trong xu thế cả thế giới đang hội nhập và cùng sử dụng chung một phương tiện ngôn ngữ -Tiếng Anh.
Ngày 24 tháng 12 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí một văn bản về chương trình SGK mới ghi rõ “Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. Mạnh dạn thử nghiệm và áp dụng hình thức trắc nghiệm vào việc kiểm tra nội dung môn học một cách hợp lý”.
Để hiện thực hoá điều đó từ năm học 2005-2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành hình thức thi trắc nghiệm với môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan nhất định, tạo tiền đề cho việc thử nghiệm ở các bộ môn còn lại.
Sau khi nghiên cứu nội dung, chương trình SGK mới và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động hướng vào chủ thể học sinh, nhất là qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy chương trình SGK mới cũng như tham dự nhiều lớp tập huấn, hội nghị về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn Tiếng Anh và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng… tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện đổi mới cách kiểm tra đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh trong nhà trường THCS mặc dù đây là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Một hình thức đánh giá quan trọng và tương đối chính xác là đánh giá, kiểm tra bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm.
2- Cơ sở thực tiễn:
2.1- Thực tế ở các trường THCS hiện nay, việc kiểm tra đánh giá học sinh trong phạm vi môn Tiếng Anh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề : Chậm đổi mới, chưa theo kịp với sự đổi mới chương trình mục tiêu, nội dung và phương pháp của SGK mới, có thể nói rõ là nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện và sâu sắc, chưa giúp học sinh xác định đúng được năng lực đích thực và sở trường vốn có của mình, hình thức đánh giá còn đơn điệu. Giáo viên vẫn giữ độc quyền về đánh giá và học sinh là đối tượng được đánh giá. Hình thức đánh giá còn nặng về tự luận nên chưa đánh giá được năng lực toàn diện của học sinh, hệ thống câu hỏi chưa phát huy được tính sáng tạo.
2.2- Tuy vậy dẫu là yêu cầu sử dụng câu hỏi trắc nghiệm là bắt buộc thì thực tế sử dụng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm ra sao? Có những hình thức trắc nghiệm nào? Làm sao để đạt được hiểu quả cao nhất? đó là những câu hỏi đã được đặt ra mà không phải giáo viên nào cũng tìm được câu trả lời thấu đáo. Và có lẽ vì vậy việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá trở nên hình thức. Nhiều khi giáo viên đặt câu hỏi trắc nghiệm gọi là cho có, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đánh giá giáo viên cũng như chưa thực sự đánh giá được năng lực của học sinh và cuối cùng giáo viên lại trở về với cách đánh giá truyền thống.
II- MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ lòng tâm huyết với nghề, muốn có thể cống hiến hơn nữa cho ngành giáo dục và cũng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ mong muốn chủ quan, muốn được tìm hiểu và trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trong việc kiểm tra đánh để phù hợp với sự phát triển của thời đại, tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình về việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua hệ thống bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Anh THCS.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU:
1- Xác định cấu trúc nội dung và trình bày bài trắc nghiệm:
Nếu đã có sẵn những bài trắc nghiệm để lựa chọn giáo viên có thể căn cứ vào mục đích đã xác định của mình để chọn bài trắc nghiệm cho phù hợp. Nhưng thực tế hiện nay tài liệu tham khảo phục vụ cho chương trình SGK mới chưa phong phú và đa dạng, nhìn chung các tài liệu tham khảo đã bám sát nội dung và phương pháp của chương trình SGK mới nhưng các bài tập dưới dạng trắc nghiệm là chưa nhiều vì vậy khi kiểm tra đánh giá giáo viên thường phải tự thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
Khi tự thiết kế bài trắc nghiệm giáo viên cần định hướng rõ bằng cách dự kiến số lượng câu phù hợp với thời gian kiểm tra, phân phối đơn vị kiến thức cần kiểm tra cho phù hợp.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!