- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,189
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM Đề thi giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 7 NĂM 2024 CHI TIẾT HƯỚNG DẪN được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi giữa học kì 2 môn ngữ văn lớp 7 về ở dưới.
ĐỀ KHÔNG CÓ BẢNG ĐẶC TẢ VÀ MA TRẬN
(Nội dung đề chưa phát hiện sai sót gì)
I. Phần đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và lựa chọn đáp án đúng:
A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.
Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia, ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo:
Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144).
Câu 1. Phương án nào dưới đây nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?
Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới
Là loại truyện lấy loài vật hoặc chuyện về chính con người để nói lên bài học đối với con người
Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc
Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật hoặc về chính con người
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi nào?
Câu 3. Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy?
Chê dòng nước bẩn thỉu.
Muốn hòa nhập vào biển cả, rừng xanh.
Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển cả, trời xanh.
Chê dòng nước bẩn thỉu và mong muốn chờ nhập với biển rộng.
Câu 4. Câu “Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo.” có mấy phó từ?
Câu 5. Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá?
Cảnh báo việc cục nước đá sẽ bị tan chảy.
Không sớm hòa nhập thì sẽ bị tan chảy và không còn tồn tại.
Mong cục nước đá hòa nhập sớm, được ra biển lớn trước khi bị tan chảy.
Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn.
Câu 6. Mối quan hệ giữa cục nước đá - dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Quan hệ giữa cá nhân với cội nguồn.
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà nhập”?
Cùng tham gia, cùng hoà chung vào để không có sự tách biệt.
Hợp lại thành một thể thống nhất.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn, cân đối giữa các thành phần.
Cùng làm với nhau, ăn khớp với nhau.
Câu 8. Cục nước đá trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?
Kiêu căng, tự phụ.
Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thắng.
Kiêu ngạo, dễ quên nguồn cội.
Khao khát khám phá, chinh phục.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Vì sao? (Trả lời 4 - 6 dòng)
Câu 10. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên?
Phần viết (4.0 điểm)
Câu 11. Nhân dân ta có câu “Có chí thì nên”. Em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về câu tục ngữ đó.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD&ĐT TP PHÚC YÊN | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC GIỮA HK II Năm học 2023 - 2024 MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ KHÔNG CÓ BẢNG ĐẶC TẢ VÀ MA TRẬN
(Nội dung đề chưa phát hiện sai sót gì)
I. Phần đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và lựa chọn đáp án đúng:
CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY
Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.
Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia, ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo:
Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144).
Câu 1. Phương án nào dưới đây nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?
Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới
Là loại truyện lấy loài vật hoặc chuyện về chính con người để nói lên bài học đối với con người
Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc
Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật hoặc về chính con người
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất | C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ hai |
Chê dòng nước bẩn thỉu.
Muốn hòa nhập vào biển cả, rừng xanh.
Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển cả, trời xanh.
Chê dòng nước bẩn thỉu và mong muốn chờ nhập với biển rộng.
A. Một B. Hai | C. Ba D. Bốn |
Câu 5. Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá?
Cảnh báo việc cục nước đá sẽ bị tan chảy.
Không sớm hòa nhập thì sẽ bị tan chảy và không còn tồn tại.
Mong cục nước đá hòa nhập sớm, được ra biển lớn trước khi bị tan chảy.
Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn.
Câu 6. Mối quan hệ giữa cục nước đá - dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Quan hệ giữa cá nhân với cội nguồn.
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà nhập”?
Cùng tham gia, cùng hoà chung vào để không có sự tách biệt.
Hợp lại thành một thể thống nhất.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn, cân đối giữa các thành phần.
Cùng làm với nhau, ăn khớp với nhau.
Câu 8. Cục nước đá trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?
Kiêu căng, tự phụ.
Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thắng.
Kiêu ngạo, dễ quên nguồn cội.
Khao khát khám phá, chinh phục.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Vì sao? (Trả lời 4 - 6 dòng)
Câu 10. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên?
Phần viết (4.0 điểm)
Câu 11. Nhân dân ta có câu “Có chí thì nên”. Em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về câu tục ngữ đó.
--- Hết ---
PHÒNG GD&ĐT TP PHÚC YÊN | HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC GIỮA HỌC KÌ II |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Phần đọc hiểu | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D. | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải là kết cục xứng đáng với nó. Vì: Cục nước đá kiêu ngạo, không muốn hòa nhập với dòng chảy để ra biển lớn. Cuối cùng một mình nước đá tan ở góc sân và chỉ chảy ở trong sân mà không được ra biển cả. | 1,0 | |
10 | HS đưa ra được những bài học phù hợp với nội dung câu chuyện. Có thể đưa ra bài học sau: Sống hoà đồng, biết thích nghi hoàn cảnh. Phải biết hợp tác, hoà nhập với mọi người để tồn tại và phát triển. Không nên kiêu ngạo, khinh thường người khác. Sống thân thiện, chan hoà, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người (HS trả lời được 3 bài học cũng cho điểm tối đa) | 1,0 | |
II | 11 | Phần viết | 4,0 |
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn - Câu tục ngữ Thân bài: Trình bày được ý kiến tán thành đối với vấn đề bàn luận. Đưa ra được những lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng để chứng tỏ sự tán thành. | 0.25 |
- Kết bài: Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống. | ||
2. Xác định đúng nội dung cần bàn luận. | 0.25 | |
3. Triển khai hợp lí nội dung bài văn. Có thể viết bài văn theo hướng sau: | 3 | |
a. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận. Trích dẫn câu tục ngữ “Có chí thì nên”, tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ. b. Thân bài: * Vấn đề gợi ra cách hiểu nào? “Chí”: Là ý chí, nghị lực và quyết tâm của con người. “Nên”: Là sự thành công, thành đạt, đạt đến mục tiêu, mục đích và ý nguyện trong mọi việc. => Ý nghĩa của cả câu tục ngữ: Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm thì nhất định chúng ta sẽ thành công. Vì sao bày tỏ thái độ tán thành? Ý chí, nghị lực cùng sự quyết tâm cao độ luôn là yếu tố quan trọng để đưa con người chạm tay đến với thành công. Cũng bởi vậy mà ông cha ta đã có câu tục ngữ thật đúng đắn: “Có chí thì nên” Những lí lẽ và bằng chứng nào đưa ra để chứng tỏ sự tán thành ý kiến là xác đáng? Ý 1: Ý nghĩa thiết thực của ý chí, nghị lực và quyết tâm + Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, khó khăn. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường, thất bại không nản. + Khi có ý thức, nghị lực, quyết tâm con người sẽ có động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Thái độ sống tích cực ấy giúp chúng ta luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công, sống một cuộc đời có ý nghĩa. + Bằng chứng: Những tấm gương có “chí” dẫn đến thành công: Bác Hồ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, nhà bác học Edison… Ý 2: Hạn chế cho những người không có ý chí và quyết tâm + Làm bất cứ việc gì, dù giản đơn nhất nhưng không có chí, không chuyên tâm thì không làm được, kết quả không tốt. |
+ Con người sẽ dễ dàng bỏ cuộc và đầu hàng trước những gian khó, hiểm nguy và dễ dàng thất bại, chẳng bao giờ có thể đạt được thành công, không thể trưởng thành được. + HS có thể lấy bằng chứng thực tế để làm sáng tỏ. * Bàn luận mở rộng - Cần phê phán những người sống thiếu thiếu ý chí, thiếu nghị lực, thiếu quyết tấm, sống hèn nhát, thấy khó khăn, thất bại thì nản lòng, nhụt chí, bi quan, gục ngã. * Bài học nhận thức và hành động - Là học sinh, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện ý chí, quyết tâm từ những việc nhỏ bởi đó sẽ là tiền đề giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn tới thành công. c. Kết bài: - Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành: Lời khuyên muốn thành công thì không thể thiếu ý chí, nghị lực, quyết tâm. | ||
4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | |
5. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. | 0.25 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!