- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM Đề thi học sinh giỏi sử 10 chương trình mới TRẮC NGHIỆM + TỰ LUẬN CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022-2023 CÁC TRƯỜNG được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, THƯ MỤC trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi sử 10 chương trình mới về ở dưới.
Trường THPT Lê Hữu Trác Đề thi học sinh giỏi cấp trường
Tổ: Lịch sử - GDKT VÀ PL Môn Lịch sử 10
Đề thi
Câu 1. (3,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày chức năng, nhiệm vụ của Sử học, hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ:
“Vì sao phải viết quốc sử. Vì chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có lịch sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt Trời, Mặt Trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử.”
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy trình bày vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Vì sao trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phải quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và sử học nói riêng?
Câu 3. (3,0 điểm).
Vì sao nói thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học– kĩ thuật, sự phát triển phong phú của văn học và sự nở rộ của các tài năng. Nêu điểm tích cực và hạn chế của phong trào văn hóa phục hưng?
Câu 4 (4,0 điểm) Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:
a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á?
b. Có ý kiến cho rằng, điểm chung của hầu hết công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á đều mang màu sắc của tôn giáo. Nhận định đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 5. (5 điểm)
Từ những hiểu biết về các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại, anh chị hãy:
a. Cho biết nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại diễn ra đầu tiên tại Mỹ, sau đó phát triển tại các nước Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức vào nửa sau thế kỷ XX. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cách mạng khoa học – công nghệ?
b. Trình bày tác động chung và tác động cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4. Liên hệ đến tình hình Việt Nam?
Câu 6 (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về lịch sử Việt Nam thời cổ đại hãy:
a. Xác định nền văn minh đầu tiên ở nước ta?
b. Nền văn minh đó có vị trí và ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
------------------Hết------------------
BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
BỘ TRẮC NGHIỆM
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
Trường THPT Lê Hữu Trác Đề thi học sinh giỏi cấp trường
Tổ: Lịch sử - GDKT VÀ PL Môn Lịch sử 10
Đề thi
Câu 1. (3,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày chức năng, nhiệm vụ của Sử học, hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ:
“Vì sao phải viết quốc sử. Vì chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời tất phải có lịch sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt Trời, Mặt Trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử.”
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy trình bày vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Vì sao trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phải quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và sử học nói riêng?
Câu 3. (3,0 điểm).
Vì sao nói thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học– kĩ thuật, sự phát triển phong phú của văn học và sự nở rộ của các tài năng. Nêu điểm tích cực và hạn chế của phong trào văn hóa phục hưng?
Câu 4 (4,0 điểm) Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:
a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á?
b. Có ý kiến cho rằng, điểm chung của hầu hết công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á đều mang màu sắc của tôn giáo. Nhận định đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 5. (5 điểm)
Từ những hiểu biết về các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại, anh chị hãy:
a. Cho biết nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại diễn ra đầu tiên tại Mỹ, sau đó phát triển tại các nước Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức vào nửa sau thế kỷ XX. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cách mạng khoa học – công nghệ?
b. Trình bày tác động chung và tác động cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4. Liên hệ đến tình hình Việt Nam?
Câu 6 (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về lịch sử Việt Nam thời cổ đại hãy:
a. Xác định nền văn minh đầu tiên ở nước ta?
b. Nền văn minh đó có vị trí và ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
------------------Hết------------------
BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
1 (3điểm) | * Chức năng, nhiệm vụ của Sử học - Chức năng của Sử học: + Khoa học: Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. + Xã hội: Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống và hiện tại. | 0,25đ 0,25đ |
- Nhiệm vụ của Sử học + Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan. + Giáo dục: Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau. + Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm…góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ | |
* Ý nghĩa của đoạn trích: - Đoạn trích cho ta thấy chức năng, nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn lao trong việc ghi chép lại lịch sử của một quốc gia, dân tộc. - Đó là nhiệm vụ của lịch sử phải ghi chép lại những gì diễn ra trong quá khứ, là bài học để giáo dục, răn đe hậu thế. | 0,5đ 0,5đ | |
Câu 2. (3,0 điểm) | *Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - Di sản văn hoa vật thể bao gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ….), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá…) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian… - Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững - Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ công tác bảo tồn di sản thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
* Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phải quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và sử học nói riêng vì: - Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi….di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia. - Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản văn hoá là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn. - Những di sản văn hoá trong quá trình bảo tồn mà không quan tâm đến việc ứng dụng và sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và sử học nói riêng sẽ làm mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó. | Mỗi ý đúng 0,5đ | |
Câu 3. (3,0 điểm). | * Thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học– kĩ thuật, sự phát triển phong phú của văn học và sự nở rộ của các tài năng vì: - Sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật: + Cô-péc-nich và Ga-li-lê có cống hiến to lớn về lĩnh vực thiên văn. Sự ra đời thuyết Nhật tâm đánh bại sự thống trị của Giáo hội về thuyết Địa tâm… + Triết học tấn công vào thế giới quan duy tâm thần bí của giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật như Bê-cơn, Xpi-nô-da… - Sự phát triển phong phú của văn học: Lên án giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao con người với những giá trị chân chính, tinh thần dân tộc nảy nở, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Tiêu biểu các tác phẩm kịch của SếchXpia, “thần khúc” của Đan-tê, “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc-van-téc,…. - Sự nở rộ của các tài năng: Thời kì xuất hiện những “người khổng lồ”: Rabơle vừa là nhà văn, nhà y học; Đêcactơ vừa là toán học vừa là nhà triết học; Lêônađơ Vanhxi vừa là họa sĩ vừa là kĩ sư nổi tiếng; SếchXpia là nhà soạn kịch vĩ đại, Mi-ken-lan-giơ-lô nhà hội họa nổi tiếng… | Mỗi ý đúng 0,5đ |
* Điểm tích cực của phong trào văn hóa Phục hưng: - Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên Chúa. - Giải phóng tư tưởng, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội…. - Là bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu. Những con người thời phục hưng đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình bàng những tác phẩm, công trình… - Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa loài người. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ | |
* Hạn chế - Chống Giáo hội chưa triệt để có lúc thỏa hiệp - Khi đề cao giá trị con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột để làm giàu | 0,25đ 0,25đ | |
4 (4 điểm) | a. Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á: - Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia… | |
- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình… | 0,5đ | |
- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng… | 0,25đ | |
b. Có ý kiến cho rằng, điểm chung của hầu hết các công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á là đều mang màu sắc của tôn giáo. Đây là ý kiến đúng. | 0,5đ | |
* Giải thích: - Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, đó là kiến trúc theo tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo và kiến trúc Hồi giáo. + Kiến trúc Hin-đu giáo: Các đền thờ Hin-đu ở Nam Ấn Độ được xây dựng từ nguyên khối là những tháp có cấu trúc hình vuông hay chữ nhật. Đền thờ Hin-đu ở Bắc Ấn Độ chịu ảnh hưởng phần nào của Phật giáo. Cả hai loại kiến trúc trên đều có mặt ở Đông Nam Á, phổ biến nhất , kiến trúc hình vuông và hình chữ nhật. Điển hình như: kiến trúc Hin-đu ở tháp Chàm, Việt Nam và Ăng-co Vát, Cam-pu-chia. | | |
+ Kiến trúc Phật giáo: Đó là kiến trúc chùa và kiến trúc tháp. Ở Ấn Độ chùa có niên đại sớm là chùa hang. Tháp tượng trưng cho chiếc bát và gậy khất thực của Phật. | 0,25đ | |
Kiến trúc Hồi giáo: Du nhập vào Đông Nam Á muộn hơn và phổ biến ở vùng mà Hồi giáo chiến ưu thế. | 0,25đ | |
- Về điêu khắc: + Điêu khắc Đông Nam Á gắn liền với các tôn giáo, đó là những pho tượng Phật, tượng thần Siva, Visnu, nữ thần U-ni-a với rất nhiều hình tượng khác nhau. | 0,5đ | |
+ Từ thiên niên kỉ II trở đi, người ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn. Đó là khu đền Angco Vát ở Cam-pu-chia, Pa-gan ở Mi-anma, Xu-khô-thay, A-giút-thay-a ở Thái Lan, Thạt Luông ở Lào,. | 0,5đ | |
Như vậy, trên cơ sở tiếp nhận các nền văn minh lớn, nhất là văn minh Ấn Độ, nghệ thuật trúc và điêu khắc Đông Nam Á đã tạo nên các loại hình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, mang màu sắc của tôn giáo. | 0,25đ | |
Câu 5. (5điểm) | Cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại diễn ra đầu tiên tại Mỹ. Sau đó phát triển ở các nước Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức vào nửa sau thế kỉ XX là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 | 0,25đ |
* Nguồn gốc: - Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. | 0,25đ | |
- Do yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu: bùng nổ dân số thế giới và sự nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. | 0,25đ | |
- Để phục vụ Chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều muốn sản xuất những loại vũ khí hiện đại tàn phá và gây sát thương cao. | 0,25đ | |
- Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. | 0,25đ | |
- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa học - công nghệ. | 0,25đ | |
* Tại vì: - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra chủ yếu về công nghệ và sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. | 0,25đ | |
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật. | 0,25đ | |
- Đặc biệt, từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. | 0,25đ | |
Trình bày tác động chung và tác động cụ thể của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4 | ||
- Tác động chung: + Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư đã và đang thúc đẩy mọi khía cạnh và nhiều cấp độ khác nhau trong đời sống và sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. + Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin. + Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và là trình toàn cầu hoá và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ | |
* Tác động cụ thể: - Đối với xã hội: + Tiếp tục tác động mạnh mẽ đến xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện của giai cấp công nhân. Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, lao động phổ thông có xu hướng giảm dần. + Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội. Tuy nhiên, so với trước đây, cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn. +Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư cũng có tác động tiêu cực như làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng... + Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại có những biểu hiện mới như bảo vệ dân chủ, nhân quyền chống phân biệt chủng tộc, chống lại tiêu cực của toàn cầu hoá, bảo vệ môi trường... | Mỗi ý đúng 0,25đ | |
- Đối với văn hoá: + Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người. Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hoá xích lại gần nhau hơn. + Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư còn có những tồn tại: làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng Internet, phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”, nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống, xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại. | 0,25đ 0,25đ | |
* Liên hệ đến tình hình Việt Nam: - Trong vài thập niên gần đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ thông tin. - Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Đây là một thuận lợi rất lớn về hạ tầng cho Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. | 0,25đ 0,25đ | |
Câu 5 ( 2 điểm) | Nền văn minh đầu tiên của nước ta: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc (Văn minh Việt cổ, Văn minh Sông Hồng) | 0,5 |
Vị trí, ý nghĩa.... | ||
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã phác họa, định hình những giá trị truyền thống và bản sắc của dân tộc Việt Nam. | 0,5 | |
- Là cơ sở để nhân dân ta đấu tranh chống chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hơn một nghìn năm. | 0,5 | |
- Là cơ sở để hình thành các nền văn minh sau này của dân tộc. | 0,5 |
BỘ TRẮC NGHIỆM
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn---DE HSG 10M TU LUAN TẬP 3.zip4.8 MB · Lượt tải : 1
- yopo.vn---DE HSG 10M TU LUAN TẬP 2.zip4.1 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---DE HSG 10M TU LUAN TẬP 1.zip15.6 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---DE HSG TN 10 MOI TẬP 3.zip3.9 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---DE HSG TN 10 MOI TẬP 2.zip2.9 MB · Lượt tải : 0
- yopo.vn---DE HSG TN 10 MOI TẬP 1.zip2.5 MB · Lượt tải : 0