- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM TÀI LIỆU Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 6 FILE trang. Các bạn xem và tải chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6 về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT
1. Cấu Tạo Từ Tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: Từ do một tiếng tạo thành
Ví dụ: cây, đứng, đẹp, vui, bàn, ghế, xanh, đỏ.…
+ Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành .
Ví dụ: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…
Từ phức chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép
- Từ láy: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
Ví dụ: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom, mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.…
- Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, bàn ghế, quyển vở.
2. Nghĩa Của Từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Từ có 2 loại nghĩa: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
Ví dụ 1: Mũi (Danh từ)
(1). Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi (Nghĩa gốc )
(2). Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật: mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…(Nghĩa chuyển )
(3). Mỏm đất nhô ra biển: mũi Cà Mau (Nghĩa chuyển)
Ví dụ 2
+ Nghĩa gốc
Lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây
Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.
+ Nghĩa chuyển
Lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
- Giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: Trạng nguyên: học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụ
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
3. Phân Loại Từ Theo Nguồn Gốc
a. Từ thuần Việt
Khái niệm: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra (phần lớn là từ đơn, biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp)
Ví dụ: Bàn, ghế, xinh, đẹp, lúa, ngô, khoai, sắn, nhanh, chậm, cày, cuốc, mua, bán, vui, buồn, đàn bà, trẻ em, bàn đạp...
b. Từ mượn
- Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Phân loại: Từ mượn có 2 loại
+ Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.
Ví dụ: gia sư, thính giả...
+ Từ mượn tiếng Hán cũng chia làm 2 loại
. Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
. Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
+ Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp , Anh, Nga …
Pháp: cà phê, xi măng.
Nga: mác-xít
Anh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi Dùng Từ
a. Lặp từ
Khái niệm: Sự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Ví dụ
Ngày sinh nhật
Đề cập đến
b. Lẫn lộn các từ gần âm
Ví dụ
Bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).
Xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không có nghĩa).
Tham quan - thăm quan, hủ tục – thủ tục
c. Dùng từ không đúng nghĩa
Ví dụ:
Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).
Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ Loại Và Cụm Từ
a. Từ loại
- Danh từ
+ Khái niệm : Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
+ Khả năng kết hợp
Kết hợp với số từ, lượng từ ở phía trước
Chỉ từ và một số từ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
+ Chức vụ ngữ pháp
Chủ yếu làm chủ ngữ
Khi làm vị ngữ cần có từ "là" đứng trước.
Ví dụ: mèo, gió, học sinh, mưa, ẩn dụ...
* Phân loại
- Danh từ
+ Danh từ chỉ đơn vị
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng
+ Danh từ chỉ sự vật
+ Danh từ chung
+ Danh từ riêng
- Động từ
+ Khái niệm: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với những từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, hãy,
đừng, chớ, cũng, vẫn, cứ,còn…để tạo thành cụm động từ
+ Chức vụ ngữ pháp: Chủ yếu là làm vị ngữ.. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang….
Ví dụ: Đi, học, chơi, bơi, ngủ, chạy, đau, buồn...
* Phân loại
- Động từ tình thái (Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái
- Động từ chỉ hành động
- Động từ chỉ trạng thái
- Tính từ
+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái…
Ví dụ: Xanh, đỏ, vàng, mệt, xấu...
+ Khả năng kết hợp
. Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắm…để tạo thành cụm tính từ.
. Kết hợp hạn chế với hãy, đừng, chớ
+ Chức vụ ngữ pháp: Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu . Khả năng làm vị ngữ cuả tính từ hạn chế hơn động từ
* Phân loại
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất ,hơi, quá…)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Số từ
+ Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Ví dụ: Ba, bảy, một, trăm...
- Lượng từ
+ Khái niệm: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Ví dụ: Các, cả, những, mọi...
+Phân loại: Có 2 nhóm lượng từ :
. Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : cả ,tất cả, hết thảy, toàn bộ …
. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp ( những , các , mấy ...) hay phân phối ( mọi, mỗi, từng…)
- Chỉ từ
+ Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ: Này, ấy, đây, đó, kia...
+ Chức năng ngữ pháp
. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
. Ngoài ra nó còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ của câu .
b. Cụm từ
- Cụm danh từ
+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy
+ Mô hình cụm danh từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
Hoạt động trong câu giống như danh từ
- Cụm tính từ
+ Khái niêm: Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Giỏi cực kì...
+ Mô hình cụm tính từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
+ Hoạt động trong câu giống như tính từ
- Cụm động từ
+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Hãy học bài...
Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
+ Mô hình cụm động từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu so sánh:
- Dấu hiệu nhận biết: xuất hiện các từ như, là trong câu
- Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
- Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: chú chim câu, cô mây, cậu gió, ông mặt trời...
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: nắng nhảy nhót trên cành lá; mây lững lờ trôi, gà mẹ âu yếm che chở cho đàn con...
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người: Trâu ơi, ta bảo trâu này; Anh gió ơi, anh đi đâu thế?...
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu ẩn dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm (Ẩn dụ cho Bác Hồ)
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu hoán dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoán dụ cho con người lao động)
8
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT
1. Cấu Tạo Từ Tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: Từ do một tiếng tạo thành
Ví dụ: cây, đứng, đẹp, vui, bàn, ghế, xanh, đỏ.…
+ Từ phức: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành .
Ví dụ: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…
Từ phức chia làm 2 loại: Từ láy và từ ghép
- Từ láy: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
Ví dụ: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom, mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.…
- Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xe đạp, bàn ghế, quyển vở.
2. Nghĩa Của Từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Từ có 2 loại nghĩa: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
Ví dụ 1: Mũi (Danh từ)
(1). Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi (Nghĩa gốc )
(2). Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật: mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…(Nghĩa chuyển )
(3). Mỏm đất nhô ra biển: mũi Cà Mau (Nghĩa chuyển)
Ví dụ 2
+ Nghĩa gốc
Lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây
Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.
+ Nghĩa chuyển
Lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
- Giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ bằng 2 cách chính
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Ví dụ: Trạng nguyên: học vị cao nhất trong hệ thống thi cử chữ Hán ngày trước.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
Ví dụ
Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
3. Phân Loại Từ Theo Nguồn Gốc
a. Từ thuần Việt
Khái niệm: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra (phần lớn là từ đơn, biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp)
Ví dụ: Bàn, ghế, xinh, đẹp, lúa, ngô, khoai, sắn, nhanh, chậm, cày, cuốc, mua, bán, vui, buồn, đàn bà, trẻ em, bàn đạp...
b. Từ mượn
- Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Phân loại: Từ mượn có 2 loại
+ Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt.
Ví dụ: gia sư, thính giả...
+ Từ mượn tiếng Hán cũng chia làm 2 loại
. Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
. Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
+ Từ mượn của các ngôn ngữ khác: Pháp , Anh, Nga …
Pháp: cà phê, xi măng.
Nga: mác-xít
Anh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi Dùng Từ
a. Lặp từ
Khái niệm: Sự dùng từ trùng lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Ví dụ
Ngày sinh nhật
Đề cập đến
b. Lẫn lộn các từ gần âm
Ví dụ
Bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).
Xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không có nghĩa).
Tham quan - thăm quan, hủ tục – thủ tục
c. Dùng từ không đúng nghĩa
Ví dụ:
Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).
Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ Loại Và Cụm Từ
a. Từ loại
- Danh từ
+ Khái niệm : Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
+ Khả năng kết hợp
Kết hợp với số từ, lượng từ ở phía trước
Chỉ từ và một số từ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
+ Chức vụ ngữ pháp
Chủ yếu làm chủ ngữ
Khi làm vị ngữ cần có từ "là" đứng trước.
Ví dụ: mèo, gió, học sinh, mưa, ẩn dụ...
* Phân loại
- Danh từ
+ Danh từ chỉ đơn vị
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng
+ Danh từ chỉ sự vật
+ Danh từ chung
+ Danh từ riêng
- Động từ
+ Khái niệm: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với những từ đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, hãy,
đừng, chớ, cũng, vẫn, cứ,còn…để tạo thành cụm động từ
+ Chức vụ ngữ pháp: Chủ yếu là làm vị ngữ.. Khi làm chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang….
Ví dụ: Đi, học, chơi, bơi, ngủ, chạy, đau, buồn...
* Phân loại
- Động từ tình thái (Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái
- Động từ chỉ hành động
- Động từ chỉ trạng thái
- Tính từ
+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái…
Ví dụ: Xanh, đỏ, vàng, mệt, xấu...
+ Khả năng kết hợp
. Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắm…để tạo thành cụm tính từ.
. Kết hợp hạn chế với hãy, đừng, chớ
+ Chức vụ ngữ pháp: Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu . Khả năng làm vị ngữ cuả tính từ hạn chế hơn động từ
* Phân loại
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất ,hơi, quá…)
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
- Số từ
+ Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Ví dụ: Ba, bảy, một, trăm...
- Lượng từ
+ Khái niệm: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Ví dụ: Các, cả, những, mọi...
+Phân loại: Có 2 nhóm lượng từ :
. Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : cả ,tất cả, hết thảy, toàn bộ …
. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp ( những , các , mấy ...) hay phân phối ( mọi, mỗi, từng…)
- Chỉ từ
+ Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ: Này, ấy, đây, đó, kia...
+ Chức năng ngữ pháp
. Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
. Ngoài ra nó còn làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ của câu .
b. Cụm từ
- Cụm danh từ
+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy
+ Mô hình cụm danh từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
Hoạt động trong câu giống như danh từ
- Cụm tính từ
+ Khái niêm: Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Giỏi cực kì...
+ Mô hình cụm tính từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
+ Hoạt động trong câu giống như tính từ
- Cụm động từ
+ Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: Hãy học bài...
Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
+ Mô hình cụm động từ: Gồm 3 phần
. Phần trước
. Phần trung tâm
. Phần sau
6. Các biện pháp tu từ
a) So sánh
- Khái niệm: đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu so sánh:
- Ngang bằng: Đôi mắt cô ấy đẹp như vì sao trên trời
- Không ngang bằng: Tôi thấp hơn anh ấy
b) Nhân hóa
- Khái niệm: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người- Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
- Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: chú chim câu, cô mây, cậu gió, ông mặt trời...
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: nắng nhảy nhót trên cành lá; mây lững lờ trôi, gà mẹ âu yếm che chở cho đàn con...
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người: Trâu ơi, ta bảo trâu này; Anh gió ơi, anh đi đâu thế?...
c) Ẩn dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu ẩn dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm (Ẩn dụ cho Bác Hồ)
d) Hoán dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu hoán dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoán dụ cho con người lao động)