Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong học tập môn Lịch sử & Địa lí 6 (phân môn Lịch sử) nhằm nâng cao chất lượng dạy học được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tình trạng thực tiễn (khi chưa áp dụng biện pháp):
a. Mô tả ngắn gọn thực tiễn, vấn đề:
Hiện nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ như vũ bão, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tiến lên từng giờ, từng phút. Kinh tế tri thức ra đời từ lâu và ngày càng phát triển, yêu cầu về tri thức kết tinh trong sản phẩm ngày càng tăng. Sự hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi trình độ ngày càng cao của các quốc gia và công dân của các quốc gia đó. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu ở nước ta thì công dân của thời đại mới – thế kỉ XXI trở đi, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Một là, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp.
- Hai là, có khả năng sử dụng công nghệ, Internet phục vụ cho công việc, học tập,...
- Ba là, có ý thức về môi trường, cộng đồng xung quanh.
- Bốn là, có khả năng làm việc chủ động, có khả năng tự lập trong cuộc sống, có khả năng tư duy độc lập.
- Năm là, có kĩ năng tranh luận, hùng biện, làm việc nhóm, là một thế hệ năng động,... Đồng thời là những công dân yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc, biết vươn lên bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước hùng mạnh.
Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy nếu duy trì phương pháp dạy học truyền thống thì khó có thể tạo ra được một thế hệ công dân đáp ứng được các tiêu chí trên. Vì vậy, là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích, tò mò, hứng thú với bộ môn hiểu và nắm thật chắc kiến thức lịch sử, biết tự mình đánh giá, nhận xét rút ra những kết luận sâu sắc về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực được tôi tiến hành ở tất cả các khối lớp ở trường trung học cơ sở Lương Sơn nhưng trọng tâm nhất là khối lớp 6 vì: các em là khối lớp đầu tiên của trường trung học cơ sở, chương trình học tập đòi hỏi học sinh cần phải có tư duy trừu tượng phát triển tương đối đầy đủ và sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất những mối liên hệ và quan hệ của tài liệu, biết tóm tắt những đặc điểm chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy thì rất nhiều phương pháp dạy học tích cực mà tôi đã áp dụng như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp đồng, phương pháp dạy học theo dự án,... Trong phạm vi này tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ về phương pháp dạy học lịch sử theo dự án ở lớp 6. Vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập từ nhiều nguồn khác nhau về phương phương pháp học tập này nên đã đúc rút và viết lại biện pháp “Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong học tập môn Lịch sử & Địa lí 6 (phân môn Lịch sử) nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh”, để áp dụng vào việc dạy học phân môn Lịch sử thuộc môn Lịch sử và Địa lí 6 một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
b. Ưu khuyết điểm của biện pháp đã, đang được áp dụng tại trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh
- Ưu điểm:
Nhiều giáo viên tâm huyết với chuyên môn, luôn trăn trở với biện pháp đã sử dụng, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học tích cực với tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo để phù hợp với đối tượng học sinh.
Học sinh có ý thức, có hứng thú tìm hiểu, khai thác kiến thức học tập bộ môn theo chỉ dẫn và yêu cầu của giáo viên. Một số em chủ động tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức lịch sử, nắm bắt sâu sắc các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử, cùng nhau lí giải được những câu hỏi trừu tượng để tìm ra câu trả lời đúng đắn và đầy đủ nhất, biết vận dụng để thực hiện tốt trong các bài kiểm tra đánh giá trong học kỳ I và học kỳ II cũng như trong các bộ môn học khác.
- Khuyết điểm:
Về giáo viên: Một số giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp dạy học dự án chưa thường xuyên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa sinh động nên một số học sinh cảm thấy áp lực, nhàm chán và không hứng thú với bộ môn.
Về học sinh: Do hoàn cảnh khó khăn nên một số học sinh chưa có đầy đủ thiết bị học tập, mạng Internet còn hạn chế, nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập. Mặt khác, một số học sinh còn lúng túng trong cách tìm tòi, khai thác kiến thức, chưa hiểu nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên, đặc biệt là giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh theo địa chỉ đường link.
1. Tình trạng thực tiễn (khi chưa áp dụng biện pháp):
a. Mô tả ngắn gọn thực tiễn, vấn đề:
Hiện nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ như vũ bão, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tiến lên từng giờ, từng phút. Kinh tế tri thức ra đời từ lâu và ngày càng phát triển, yêu cầu về tri thức kết tinh trong sản phẩm ngày càng tăng. Sự hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi trình độ ngày càng cao của các quốc gia và công dân của các quốc gia đó. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu ở nước ta thì công dân của thời đại mới – thế kỉ XXI trở đi, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Một là, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp.
- Hai là, có khả năng sử dụng công nghệ, Internet phục vụ cho công việc, học tập,...
- Ba là, có ý thức về môi trường, cộng đồng xung quanh.
- Bốn là, có khả năng làm việc chủ động, có khả năng tự lập trong cuộc sống, có khả năng tư duy độc lập.
- Năm là, có kĩ năng tranh luận, hùng biện, làm việc nhóm, là một thế hệ năng động,... Đồng thời là những công dân yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc, biết vươn lên bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước hùng mạnh.
Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy nếu duy trì phương pháp dạy học truyền thống thì khó có thể tạo ra được một thế hệ công dân đáp ứng được các tiêu chí trên. Vì vậy, là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích, tò mò, hứng thú với bộ môn hiểu và nắm thật chắc kiến thức lịch sử, biết tự mình đánh giá, nhận xét rút ra những kết luận sâu sắc về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực được tôi tiến hành ở tất cả các khối lớp ở trường trung học cơ sở Lương Sơn nhưng trọng tâm nhất là khối lớp 6 vì: các em là khối lớp đầu tiên của trường trung học cơ sở, chương trình học tập đòi hỏi học sinh cần phải có tư duy trừu tượng phát triển tương đối đầy đủ và sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất những mối liên hệ và quan hệ của tài liệu, biết tóm tắt những đặc điểm chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy thì rất nhiều phương pháp dạy học tích cực mà tôi đã áp dụng như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp đồng, phương pháp dạy học theo dự án,... Trong phạm vi này tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ về phương pháp dạy học lịch sử theo dự án ở lớp 6. Vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập từ nhiều nguồn khác nhau về phương phương pháp học tập này nên đã đúc rút và viết lại biện pháp “Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong học tập môn Lịch sử & Địa lí 6 (phân môn Lịch sử) nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh”, để áp dụng vào việc dạy học phân môn Lịch sử thuộc môn Lịch sử và Địa lí 6 một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
b. Ưu khuyết điểm của biện pháp đã, đang được áp dụng tại trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh
- Ưu điểm:
Nhiều giáo viên tâm huyết với chuyên môn, luôn trăn trở với biện pháp đã sử dụng, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học tích cực với tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo để phù hợp với đối tượng học sinh.
Học sinh có ý thức, có hứng thú tìm hiểu, khai thác kiến thức học tập bộ môn theo chỉ dẫn và yêu cầu của giáo viên. Một số em chủ động tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức lịch sử, nắm bắt sâu sắc các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử, cùng nhau lí giải được những câu hỏi trừu tượng để tìm ra câu trả lời đúng đắn và đầy đủ nhất, biết vận dụng để thực hiện tốt trong các bài kiểm tra đánh giá trong học kỳ I và học kỳ II cũng như trong các bộ môn học khác.
- Khuyết điểm:
Về giáo viên: Một số giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp dạy học dự án chưa thường xuyên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa sinh động nên một số học sinh cảm thấy áp lực, nhàm chán và không hứng thú với bộ môn.
Về học sinh: Do hoàn cảnh khó khăn nên một số học sinh chưa có đầy đủ thiết bị học tập, mạng Internet còn hạn chế, nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập. Mặt khác, một số học sinh còn lúng túng trong cách tìm tòi, khai thác kiến thức, chưa hiểu nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên, đặc biệt là giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh theo địa chỉ đường link.