Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN GVCN] Góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mỗi lớp học ở trường Trung học cơ sở đều phải có giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm, quản lí công tác giáo dục và rèn luyện học sinh ở lớp mình. Để thực hiện điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những việc để làm sao quản lý, giáo dục học sinh một cách có hiệu quả như: uốn nắn học sinh, thông cảm chia sẻ với học sinh, coi học sinh như người con, người em, người bạn để cùng nhau vươn tới cái đích cuối cùng.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta hiện nay luôn đề cao vai trò công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Cho dù ở đâu thuận lợi hay khó khăn của vùng, của miền, địa phương thì người giáo viên chủ nhiệm đều phải khẳng định được lập trường của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho xã hội.
Đặc biệt trong sự nhìn nhận và đánh giá ở thời đại ngày nay, sự phát triển về kinh tế tăng nhanh của các nước trên thế giới về các lĩnh vực như: Điện tử, tin học, công nghệ, kỹ thuật... được áp dụng vào nền kinh tế một cách có hiệu quả, điều đó phải xuất phát từ cốt lõi sâu xa về công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế chung đất nước.
Khi đề cập đến học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở nói riêng, chắc hẳn ai cũng nhớ câu cha ông ta thường nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Đúng vậy, học sinh Trung học cơ sở là lứa tuối diễn ra nhiều sự biến động nhất cả về hình thể và tính cách. Vì vậy, rất cần sự quan tâm không chỉ riêng gia đình mà còn cả nhà trường và những người xung quanh. Là đối tượng chính của các nhà giáo dục mà cụ thể là các thầy giáo, cô giáo, những người tiếp xúc hàng ngày với các em học sinh. Không chỉ riêng các em học sinh hay cá nhân tôi mà trong mỗi chúng ta ai cũng có những đặc điểm riêng về thể chất lẫn tính cách, hoàn cảnh sống, những ước mơ và dự định trong tương lai. Khi tiếp xúc với các em, chứng kiến những trò nghịch ngợm mang đầy tính trẻ con, sự hiếu động, sự ngây thơ vô tư của các em những hình ảnh một thời học trò trong tôi lại hiện rõ. Tôi yêu các em học sinh, yêu sự ngây thơ của các em và luôn muốn gần gũi với các em hơn nữa.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mỗi lớp học ở trường Trung học cơ sở đều phải có giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm, quản lí công tác giáo dục và rèn luyện học sinh ở lớp mình. Để thực hiện điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những việc để làm sao quản lý, giáo dục học sinh một cách có hiệu quả như: uốn nắn học sinh, thông cảm chia sẻ với học sinh, coi học sinh như người con, người em, người bạn để cùng nhau vươn tới cái đích cuối cùng.
Trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta hiện nay luôn đề cao vai trò công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Cho dù ở đâu thuận lợi hay khó khăn của vùng, của miền, địa phương thì người giáo viên chủ nhiệm đều phải khẳng định được lập trường của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho xã hội.
Đặc biệt trong sự nhìn nhận và đánh giá ở thời đại ngày nay, sự phát triển về kinh tế tăng nhanh của các nước trên thế giới về các lĩnh vực như: Điện tử, tin học, công nghệ, kỹ thuật... được áp dụng vào nền kinh tế một cách có hiệu quả, điều đó phải xuất phát từ cốt lõi sâu xa về công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế chung đất nước.
Khi đề cập đến học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở nói riêng, chắc hẳn ai cũng nhớ câu cha ông ta thường nói “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Đúng vậy, học sinh Trung học cơ sở là lứa tuối diễn ra nhiều sự biến động nhất cả về hình thể và tính cách. Vì vậy, rất cần sự quan tâm không chỉ riêng gia đình mà còn cả nhà trường và những người xung quanh. Là đối tượng chính của các nhà giáo dục mà cụ thể là các thầy giáo, cô giáo, những người tiếp xúc hàng ngày với các em học sinh. Không chỉ riêng các em học sinh hay cá nhân tôi mà trong mỗi chúng ta ai cũng có những đặc điểm riêng về thể chất lẫn tính cách, hoàn cảnh sống, những ước mơ và dự định trong tương lai. Khi tiếp xúc với các em, chứng kiến những trò nghịch ngợm mang đầy tính trẻ con, sự hiếu động, sự ngây thơ vô tư của các em những hình ảnh một thời học trò trong tôi lại hiện rõ. Tôi yêu các em học sinh, yêu sự ngây thơ của các em và luôn muốn gần gũi với các em hơn nữa.