Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN GVCN] Một số biện pháp để làm tốt công tác chuyên cần và duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I/ MỞ ĐẦU: LÝ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP
Đảng và nhà nước ta xác định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, và đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây, sự nghiệp GD-ĐT Tỉnh nhà đã có bước phát triển mới, chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn cho sự nghiệp giáo dục trong những năm tiếp theo. Cho nên ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những mục tiêu phải cần đạt được, nhằm nâng cao dân trí ngày càng cao trong sự thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ. Việc duy trì sĩ số là một trong những mục tiêu của ngành mà nhà trường phải thực hiện, nếu việc duy trì có hiệu quả thì làm giảm bớt đi một phần gánh nặng cho xã hội.
Trong thực tế không ít trường học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ việc xét tốt nghiệp THCS, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu quả đào tạo. Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Trường THCS Nguyễn Huệ nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc địa bàn phường 5, số lượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm tỉ lệ khá cao; tình trạng vắng, bỏ học giữa chừng của học sinh vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của địa phương. Vì vậy trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, việc duy trì sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học là một vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm nói riêng và Nhà trường nói chung đặc biệt quan tâm. Trong tình hình hiện nay, xã hội đang nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu như ma túy, đánh cờ bạc, rượu chè, bạo lực học đường, game online,…những tệ nạn đó ảnh hưởng không ít đến nền tảng đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là học sinh cá biệt. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Làm thế nào để thu hút các em gắn bó với trường, lớp, gắn bó với bạn bè, cùng nhau vui chơi, học tập và rèn luyện để tránh xa những thói hư tật xấu đang ở rất gần các em, làm thế nào để học sinh thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Với những lí do đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chuyên cần và duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm” với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế tại trường học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đông Hà nói chung và trường THCS Nguyễn Huệ nói riêng.
PHẦN I/ MỞ ĐẦU: LÝ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP
Đảng và nhà nước ta xác định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, và đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây, sự nghiệp GD-ĐT Tỉnh nhà đã có bước phát triển mới, chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn cho sự nghiệp giáo dục trong những năm tiếp theo. Cho nên ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học thì việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những mục tiêu phải cần đạt được, nhằm nâng cao dân trí ngày càng cao trong sự thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ. Việc duy trì sĩ số là một trong những mục tiêu của ngành mà nhà trường phải thực hiện, nếu việc duy trì có hiệu quả thì làm giảm bớt đi một phần gánh nặng cho xã hội.
Trong thực tế không ít trường học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ việc xét tốt nghiệp THCS, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu quả đào tạo. Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Trường THCS Nguyễn Huệ nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc địa bàn phường 5, số lượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm tỉ lệ khá cao; tình trạng vắng, bỏ học giữa chừng của học sinh vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở của địa phương. Vì vậy trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, việc duy trì sĩ số, hạn chế học sinh bỏ học là một vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm nói riêng và Nhà trường nói chung đặc biệt quan tâm. Trong tình hình hiện nay, xã hội đang nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu như ma túy, đánh cờ bạc, rượu chè, bạo lực học đường, game online,…những tệ nạn đó ảnh hưởng không ít đến nền tảng đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là học sinh cá biệt. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Làm thế nào để thu hút các em gắn bó với trường, lớp, gắn bó với bạn bè, cùng nhau vui chơi, học tập và rèn luyện để tránh xa những thói hư tật xấu đang ở rất gần các em, làm thế nào để học sinh thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Với những lí do đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chuyên cần và duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm” với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế tại trường học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đông Hà nói chung và trường THCS Nguyễn Huệ nói riêng.