Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN GVCN] MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Cơ sở lí luận
Thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh (HS) lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với HS để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau,... Từ đây, các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, lí thú góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của HS.
Với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng sống cho HS, giúp các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi xin trình bày biện pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp”.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy ở một số lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm (SHCN) chưa được xem trọng lắm và việc tổ chức SHCN chỉ dừng lại ở mức làm cho xong nhiệm vụ. Có lớp chỉ mới sinh hoạt 10 phút đã hết nội dung nên chất lượng giờ sinh hoạt lớp chưa cao. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Học sinh: Một số em thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em bỏ trốn. Tập thể lớp không có sự đoàn kết, gắn bó với nhau, thậm chí, các em không hề có kĩ năng sống như: kĩ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kĩ năng xử lý mâu thuẫn, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ra giao tiếp, kĩ năng chung sống...
- Giáo viên chủ nhiệm: Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi đến giờ sơ kết, đánh giá, kiểm điểm các hoạt động trong tuần của lớp chủ nhiệm giờ sinh hoạt.
Qua thực tế trên, tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh ở lớp chủ nhiệm về sự hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp như sau:
1. Cơ sở lí luận
Thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh (HS) lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với HS để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau,... Từ đây, các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, lí thú góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của HS.
Với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng sống cho HS, giúp các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi xin trình bày biện pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp”.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy ở một số lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm (SHCN) chưa được xem trọng lắm và việc tổ chức SHCN chỉ dừng lại ở mức làm cho xong nhiệm vụ. Có lớp chỉ mới sinh hoạt 10 phút đã hết nội dung nên chất lượng giờ sinh hoạt lớp chưa cao. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Học sinh: Một số em thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em bỏ trốn. Tập thể lớp không có sự đoàn kết, gắn bó với nhau, thậm chí, các em không hề có kĩ năng sống như: kĩ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kĩ năng xử lý mâu thuẫn, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ra giao tiếp, kĩ năng chung sống...
- Giáo viên chủ nhiệm: Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi đến giờ sơ kết, đánh giá, kiểm điểm các hoạt động trong tuần của lớp chủ nhiệm giờ sinh hoạt.
Qua thực tế trên, tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh ở lớp chủ nhiệm về sự hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp như sau: