Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN Khơi dậy hứng thú cảm nhận thơ Đường luật thông qua cách tiếp cận đặc trưng thể loại (thi pháp) cho học sinh THCS được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lý do chọn đề tài :
1. Cơ sở lý luận :
Những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại. Trong những năm học ở bậc THCS, chúng ta sẽ học tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu cho các trung tâm văn hóa rực rỡ, các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng ba nghìn năm.Đặc biêt chúng ta sẽ được tìm hiểu về Thơ Đường, đây một mảnh đất chứa đựng nhiều sự hấp dẫn cho người ham mê văn chương.Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn THCS, lớp 8 một số học sinh thường cho rằng học thơ Đường luật rất khó với lý do: Thơ Đường luật phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình SGK THCS, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều giáo viên khi giảng dạy thơ Đường luật. Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường tôi nhận thấy rằng ý kiến trên đây là chưa thỏa đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước. Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt –Tập làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là NGỮ VĂN) mà thơ Đường luật có thể xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Để dạy văn học Trung Quốc khiến tốt cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là cách cảm thụ thơ văn và thi pháp. Nói cách cảm thụ là nhằm cái chủ thể người tiếp nhận và con đường tiếp nhận. Nói thi pháp là nhằm vào khách thể sáng tạo tức là người sáng tác, tìm xem họ dùng những phương thức, phương tiện gì để thể hiện cảm hứng, để chuyển tải tư tưởng, để xây dựng hình tượng.Vì vậy với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình đối với chuyên đề : “: “Khơi dậy hứng thú cảm nhận thơ Đường luật thông qua cách tiếp cận đặc trưng thể loại (thi pháp) cho học sinh THCS”.
I. Lý do chọn đề tài :
1. Cơ sở lý luận :
Những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại. Trong những năm học ở bậc THCS, chúng ta sẽ học tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu cho các trung tâm văn hóa rực rỡ, các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng ba nghìn năm.Đặc biêt chúng ta sẽ được tìm hiểu về Thơ Đường, đây một mảnh đất chứa đựng nhiều sự hấp dẫn cho người ham mê văn chương.Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn THCS, lớp 8 một số học sinh thường cho rằng học thơ Đường luật rất khó với lý do: Thơ Đường luật phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình SGK THCS, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều giáo viên khi giảng dạy thơ Đường luật. Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường tôi nhận thấy rằng ý kiến trên đây là chưa thỏa đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước. Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt –Tập làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là NGỮ VĂN) mà thơ Đường luật có thể xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Để dạy văn học Trung Quốc khiến tốt cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là cách cảm thụ thơ văn và thi pháp. Nói cách cảm thụ là nhằm cái chủ thể người tiếp nhận và con đường tiếp nhận. Nói thi pháp là nhằm vào khách thể sáng tạo tức là người sáng tác, tìm xem họ dùng những phương thức, phương tiện gì để thể hiện cảm hứng, để chuyển tải tư tưởng, để xây dựng hình tượng.Vì vậy với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trong những năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình đối với chuyên đề : “: “Khơi dậy hứng thú cảm nhận thơ Đường luật thông qua cách tiếp cận đặc trưng thể loại (thi pháp) cho học sinh THCS”.