Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN MÔN NGỮ VĂN - Tạo hứng thú cho học sinh học văn bản văn học qua các hoạt động khởi động và đọc diễn cảm được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn biện pháp
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn đã và đang là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của các em học sinh từ đó làm cho các em ham thích môn học. Hiện nay phương pháp dạy văn đổi mới quan tâm đến việc tạo sự hứng thú học văn của học sinh. Mục đích của tiết văn là tạo được những rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho các em. Một nhà triết gia đã từng phát biểu: "Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được". Việc học của học sinh cũng như vậy, dù bắt các em ngồi học ngay ngắn, nhưng nếu không tạo được hứng thú, các em không thể học tốt được.
Hiện nay, học sinh có biểu hiện chán học Ngữ văn, chuyện lạ mà có thật đã phổ biến trong nhà trường từ nhiều năm nay. Thầy cô giáo lên tiếng, phụ huynh băn khoăn, học sinh đã lơ là và chỉ học để đối phó với những kì thi. Ngữ văn là bộ môn khoa học nhưng đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật- một môn nghệ thuật dùng chất liệu biến ảo vạn năng là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ của dân tộc, lẽ ra người học phải tiếp nhận nó với niềm đam mê. Thế nhưng…chữ xấu, sai chính tả trầm trọng, dùng từ không chính xác, câu cụt, văn rối, không biết sắp xếp ý tứ, đọc - hiểu văn bản chưa cảm được….. là những lời phê thường gặp trên bài làm của học sinh. Nguy hại hơn, tâm hồn các em- cái đích cuối cùng của bộ môn Ngữ văn cần đạt tới- cũng sẽ héo khô theo. Vậy tại vì đâu?... Có người bảo rằng tại hoàn cảnh xã hội, thời buổi thị trường xôn xao: “Người ta đi kiếm giàu sang cả. Tôi chỉ mơ màng chuyện viễn vông.” (Nguyễn Bính). Hiện nay, phần rất lớn học sinh đều quan tâm đến nghề nghiệp tương lai, đến chuyện công ăn việc làm thiết thực, các môn học tự nhiên và ngoại ngữ tỏ ra chiếm ưu thế: Toán, Lí, Hoá, Tin, Tiếng Anh…tỏ ra được ưa chuộng, rất ít các em chọn con đường Văn. Lại có người đổ lỗi cho chương trình và sách giáo khoa còn có điểm chưa hợp lí như tính vừa sức, rồi việc thi cử, kiểm tra yêu cầu cao về tính sáng tạo.v.v… đã làm giảm hứng thú học môn Ngữ văn của các em
1. Lí do chọn biện pháp
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn đã và đang là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của các em học sinh từ đó làm cho các em ham thích môn học. Hiện nay phương pháp dạy văn đổi mới quan tâm đến việc tạo sự hứng thú học văn của học sinh. Mục đích của tiết văn là tạo được những rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho các em. Một nhà triết gia đã từng phát biểu: "Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được". Việc học của học sinh cũng như vậy, dù bắt các em ngồi học ngay ngắn, nhưng nếu không tạo được hứng thú, các em không thể học tốt được.
Hiện nay, học sinh có biểu hiện chán học Ngữ văn, chuyện lạ mà có thật đã phổ biến trong nhà trường từ nhiều năm nay. Thầy cô giáo lên tiếng, phụ huynh băn khoăn, học sinh đã lơ là và chỉ học để đối phó với những kì thi. Ngữ văn là bộ môn khoa học nhưng đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật- một môn nghệ thuật dùng chất liệu biến ảo vạn năng là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ của dân tộc, lẽ ra người học phải tiếp nhận nó với niềm đam mê. Thế nhưng…chữ xấu, sai chính tả trầm trọng, dùng từ không chính xác, câu cụt, văn rối, không biết sắp xếp ý tứ, đọc - hiểu văn bản chưa cảm được….. là những lời phê thường gặp trên bài làm của học sinh. Nguy hại hơn, tâm hồn các em- cái đích cuối cùng của bộ môn Ngữ văn cần đạt tới- cũng sẽ héo khô theo. Vậy tại vì đâu?... Có người bảo rằng tại hoàn cảnh xã hội, thời buổi thị trường xôn xao: “Người ta đi kiếm giàu sang cả. Tôi chỉ mơ màng chuyện viễn vông.” (Nguyễn Bính). Hiện nay, phần rất lớn học sinh đều quan tâm đến nghề nghiệp tương lai, đến chuyện công ăn việc làm thiết thực, các môn học tự nhiên và ngoại ngữ tỏ ra chiếm ưu thế: Toán, Lí, Hoá, Tin, Tiếng Anh…tỏ ra được ưa chuộng, rất ít các em chọn con đường Văn. Lại có người đổ lỗi cho chương trình và sách giáo khoa còn có điểm chưa hợp lí như tính vừa sức, rồi việc thi cử, kiểm tra yêu cầu cao về tính sáng tạo.v.v… đã làm giảm hứng thú học môn Ngữ văn của các em