Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Ở Tiểu học, lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh. Từ hoạt động vui chơi là chính ở mầm non, các em chuyển sang hoạt động học tập là chính theo nội dung chương trình chung. Các em như tờ giấy trắng mà thầy cô là người viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy đó. ở giai đoạn này, học với các em quả là khó khăn vất vả.
Học sinh Kinh khi vào lớp 1 đã có vốn từ khá phong phú, vì tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của các em. Nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai . Khi vào lớp 1, các em chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nhưng lại phải học một chương trình với học sinh cả nước. Các em phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo chuẩn chung mới được lên lớp, mà điều kiện học tập còn rất khó khăn, thiếu thốn.
Vì vậy, chất lượng học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số luôn là bài toán khó giải với tất cả những ai quan tâm đến giáo dục. Là cán bộ quản lý đã nhiều năm gắn bó với các em học sinh dân tộc thiểu số, tôi luôn băn khoăn tìm hướng đi mới để giải bài toán đó.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng học sinh lớp 1 ở trường tôi ngày càng khởi sắc. Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm đó, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1.
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình phổ thông, bậc Tiểu học được coi là bậc học nền móng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Ở Tiểu học, lớp 1 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh. Từ hoạt động vui chơi là chính ở mầm non, các em chuyển sang hoạt động học tập là chính theo nội dung chương trình chung. Các em như tờ giấy trắng mà thầy cô là người viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy đó. ở giai đoạn này, học với các em quả là khó khăn vất vả.
Học sinh Kinh khi vào lớp 1 đã có vốn từ khá phong phú, vì tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của các em. Nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai . Khi vào lớp 1, các em chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nhưng lại phải học một chương trình với học sinh cả nước. Các em phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo chuẩn chung mới được lên lớp, mà điều kiện học tập còn rất khó khăn, thiếu thốn.
Vì vậy, chất lượng học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số luôn là bài toán khó giải với tất cả những ai quan tâm đến giáo dục. Là cán bộ quản lý đã nhiều năm gắn bó với các em học sinh dân tộc thiểu số, tôi luôn băn khoăn tìm hướng đi mới để giải bài toán đó.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng học sinh lớp 1 ở trường tôi ngày càng khởi sắc. Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm đó, tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 1.