Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
SKKN Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ thông qua công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Vĩnh Phương 2 Nha Trang được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Những năm trước đây ngành học mầm non chưa thực sự được quan tâm sâu sắc như các cấp học khác nhất là những vùng khó khăn. Ngày nay công tác giáo dục được coi trọng và đặc biệt là ngành học mầm non từng bước được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, sự quan tâm đó là những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non. Để ngành học mầm non tiếp tục được coi là quốc sách hàng đầu đòi hỏi các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, quần chúng nhân dân quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng và phát triển mầm non tương lai của đất nước, chung tay xây dựng môi trường lành mạnh, an toàn, đầy màu sắc cho trẻ hoạt động, đa dạng hóa các loại hình cho trẻ trải nghiệm, khám phá. Có được một môi trường hoạt động thiết thực, gần gũi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Nguồn kinh phí không thể không nói đến là công tác xã hội hóa giáo dục. Chính vì vậy, công tác xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững ngành học Mầm non.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên xã hội, rất cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Tạo điều kiện cho trẻ được tự do trải nghiệm khám phá từ môi trường hoạt động sẵn có, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.

Nói đến môi trường giáo dục ta nghĩ ngay đến môi trường vật chất và môi trường xã hội.

Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.

Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ và hình thành nhân cách của mình.

Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình nên rất dễ tạo cơ hội cho trẻ hòa nhập cùng với môi trường sống xung quanh trẻ.

Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng đối với giáo dục mầm non, theo chúng tôi là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, yêu thương đối xử công bằng với trẻ, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tự nhiên và thuận lợi.

Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.

Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch không gian hiện có của nhà trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng... của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.

Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa của từng vùng miền để tạo cơ hội cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi - tập - thử nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi, lễ hội... để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.

Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non; tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.

Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì các cô giáo cần phải tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ; khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần chú ý:

- Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng… Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.

Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiều góc ở trong phòng và một số góc được đưa ra ở ngoài trời.

Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề hoạt động và hứng thú của trẻ.

Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện… Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động, nghề truyền thống…) Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.

Khi bố trí các góc, khu vực hoạt động ngoài trời cần lưu ý: Các góc, khu vực hoạt động ngoài trời cần được xác định rõ ràng; mỗi góc, khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho từng góc, khu vực tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động; đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường, lớp.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Thông qua chơi, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.

Thật vậy, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và yêu bạn bè hơn.

Đối với giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ làm cho phương tiện và điều kiện phát triển tư duy trẻ một cách tốt nhất, phù hợp nhất với từng trẻ và từng lứa tuổi.

Việc xây dựng một môi trường giáo dục thực tiễn gần gũi phù hợp với trẻ đã trở thành một vấn đề cần thiết và vô cùng quan trọng đối với trường chúng tôi. Để thực hiện thành công điều đó, điểm đến đầu tiên tôi đã tận dụng chính là nguồn công tác xã hội hóa giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp lớn lao về mặt vật chất mà còn là quý giá về mặt tinh thần giúp cho mọi hoạt động nhà trường diễn ra được thông suốt và thuận lợi hơn, những ý kiến đóng góp của các ban ngành đoàn thể, quý phụ huynh học sinh cho quá trình đổi mới giáo dục, giúp cho nhà trường ngày một khẳng định mình hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển mạng lưới trường chuẩn quốc gia của nước nhà nói chung và của ngành học nói riêng. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường có thêm điều kiện chăm sóc và giáo dục trẻ một cách toàn diện và bền vững hơn.

Xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần là huy động về mặt tài chính, mà còn là huy động về cơ sở vật chất, mọi nguồn lực bao gồm nhân lực, vật lực, trí lực… của các cấp, các ngành, của nhân dân cùng chung tay xây dựng một nền giáo dục hiện đại và phát triển.

Là một Cán bộ quản lý ở một trường thuộc vùng nông thôn đặc biệt khó khăn, hằng năm thường xuyên xảy ra lũ lụt, đặc biệt năm 2018 lũ lớn làm hư hỏng rất nhiều đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, môi trường hoạt động bên ngoài của trẻ. Bản thân tôi suy nghĩ không thể ngồi chờ nguồn kinh phí rót về từ cấp trên, mà nhà trường phải tự thân vận động. Để trường có đầy đủ cơ sở vật chất, có một môi trường hoạt động tốt, có chất lượng giáo dục cao, đòi hỏi môi trường hoạt động phải đầy đủ, khang trang, tươi đẹp hơn, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục, của đất nước. Ngoài sự quan tâm của Đảng, Lãnh đạo các cấp, chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực từ các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt của các bậc phụ huynh học sinh trong toàn trường, nhằm cải thiện một môi trường giáo dục đầy tiềm năng và hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm “Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ thông qua công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Vĩnh Phương 2 Nha Trang”.
1705934077719.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN_C_SANH_ma mnon.doc
    195.5 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài sáng kiến kinh nghiệm mầm non bài sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất bài thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm mầm non báo cáo sáng kiến kinh nghiệm mầm non bìa sáng kiến kinh nghiệm mầm non de cương sáng kiến kinh nghiệm mầm non de tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non download sáng kiến kinh nghiệm mầm non kho sáng kiến kinh nghiệm mầm non mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm mầm non nhận xét sáng kiến kinh nghiệm mầm non powerpoint sáng kiến kinh nghiệm mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm bếp ăn mầm non sáng kiến kinh nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm giáo dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo dục mầm non mới sáng kiến kinh nghiệm kế toán mầm non sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp ghép mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2-3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4 5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4 5 tuổi 2017 sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi mới nhất sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non bảo vệ môi trường sáng kiến kinh nghiệm mầm non cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm mầm non chữ viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm mầm non covid sáng kiến kinh nghiệm mầm non của hiệu trưởng sáng kiến kinh nghiệm mầm non của phó hiệu trưởng sáng kiến kinh nghiệm mầm non của phó hiệu trưởng năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm mầm non của phó hiệu trưởng năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm mầm non dành cho quản lý sáng kiến kinh nghiệm mầm non về dinh dưỡng sáng kiến kinh nghiệm mầm non giáo dục lễ giáo sáng kiến kinh nghiệm mầm non giáo viên sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất 2020 sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non khám phá khoa học sáng kiến kinh nghiệm mầm non khối nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm mầm non kỹ năng sống sáng kiến kinh nghiệm mầm non là gì sáng kiến kinh nghiệm mầm non làm quen chữ cái sáng kiến kinh nghiệm mầm non làm quen với toán sáng kiến kinh nghiệm mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng kiến kinh nghiệm mầm non lấy trẻ làm trung tâm sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp lá sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2018 sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2020 sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn kể chuyện sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn văn học 5 6 tuổi violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non mùa dịch sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mầm non nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm mầm non nhà trẻ violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non nuôi dưỡng sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển ngôn ngữ sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển thể chất sáng kiến kinh nghiệm mầm non phát triển the chất 24 36 tháng tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non phòng chống covid sáng kiến kinh nghiệm mầm non sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm mầm non tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm mầm non trẻ 24-36 tháng sáng kiến kinh nghiệm mầm non trẻ 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non trẻ 4-5 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non trò chơi dân gian sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong mùa dịch sáng kiến kinh nghiệm mầm non trường học hạnh phúc sáng kiến kinh nghiệm mầm non về âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm mầm non về an toàn giao thông sáng kiến kinh nghiệm mầm non về bảo vệ môi trường sáng kiến kinh nghiệm mầm non về giáo dục lễ giáo sáng kiến kinh nghiệm mầm non về kỹ năng sống sáng kiến kinh nghiệm mầm non về ngôn ngữ sáng kiến kinh nghiệm mầm non về tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non về ứng dụng cntt sáng kiến kinh nghiệm mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non xây dựng lớp học hạnh phúc sáng kiến kinh nghiệm mầm non đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm nấu an cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm quản lý bán trú mầm non sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm quản lý mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm quản lý nhóm lớp mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non hạnh phúc sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non hoa hồng sáng kiến kinh nghiệm về quản lý trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường mầm non sáng kiến kinh nghiệm y tế mầm non tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non miễn phí xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm mầm non xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,165
    Bài viết
    37,634
    Thành viên
    139,880
    Thành viên mới nhất
    lechauphi

    Thành viên Online

    Top