Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN] Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.
Môn GDCD cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ và là một môn học mà các bậc phụ huynh ít quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một môn khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con người mới trong giai đoạn sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân” với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của môn Giáo dục công dân nói riêng.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.
Môn GDCD cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ và là một môn học mà các bậc phụ huynh ít quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một môn khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con người mới trong giai đoạn sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân” với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của môn Giáo dục công dân nói riêng.