- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,705
- Điểm
- 113
tác giả
SKKN “Ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Sinh học THPT" được soạn dưới dạng file word gồm 180 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Trong năm năm gần đây, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29), chuẩn bị tích cực đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88, Nghị quyết 51).
Ngày 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học thì nguyên lí “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” là một trong những nguyên lí quan trọng. Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung.
Thứ hai: xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp khi tổ chức hoạt động dạy học.
Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của giáo dục. Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy. Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet. Người thầy chủ yếu là người truyền thụ kiến thức. Điều này đóng một vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sau 5 năm kể từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 2022- 2023, học sinh trung học phổ thông (THPT) sẽ bắt đầu học Chương trình mới đối với lớp 10. Từ nay đến đó chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn song tài liệu hướng dẫn về
phương pháp, cách tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học THPT chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt.
Thứ ba: xuất phát từ thực tiễn kết quả điều tra việc tổ chức dạy học sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông mới).
Với 3 câu hỏi 1, 2, 3 chúng tôi thu được kết quả
Bảng kết quả trên cho thấy, đa số giáo viên đánh giá cao vai trò và sự cần thiết phát triển năng lực cho HS (75%) thông qua quá trình dạy học. Việc tổ chức dạy học để phát triển năng lực cho HS được thực hiện thường xuyên còn hạn chế (28%). Đặc biệt việc xây dựng Kế hoạch dạy gắn với sản xuất kinh doanh để tổ chức dạy học hình thành năng lực cho HS thì còn rất ít, nhiều GV chưa bao giờ áp dụng (94%).
+ 91/100 (chiếm 91%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ thời gian thực hiện vì lượng kiến thức cho mỗi tiết học còn nặng, số tiết đứng lớp của GV trong một tuần còn nhiều.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất: xuất phát từ chủ trương đổi mới trong việc xây dựng Chương trình giáo dục để khắc phục những tồn tại Chương trình hiện hành, thích ứng với Chương trình giáo các nước tiên tiến.Trong năm năm gần đây, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29), chuẩn bị tích cực đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88, Nghị quyết 51).
Ngày 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học thì nguyên lí “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” là một trong những nguyên lí quan trọng. Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung.
Thứ hai: xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp khi tổ chức hoạt động dạy học.
Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của giáo dục. Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy. Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet. Người thầy chủ yếu là người truyền thụ kiến thức. Điều này đóng một vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sau 5 năm kể từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 2022- 2023, học sinh trung học phổ thông (THPT) sẽ bắt đầu học Chương trình mới đối với lớp 10. Từ nay đến đó chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn song tài liệu hướng dẫn về
phương pháp, cách tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học THPT chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt.
Thứ ba: xuất phát từ thực tiễn kết quả điều tra việc tổ chức dạy học sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông mới).
* Đối với GV
Năm 2018 sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, chúng tôi tiến hành điều tra thực tế 100 giáo viên dạy môn Sinh học tại trường 15 trường THPT trên địa bàn tỉnh3 về việc tổ chức thực hiện dạy học hình thành năng lực cho học sinh bằng 4 câu hỏi, cụ thể:Với 3 câu hỏi 1, 2, 3 chúng tôi thu được kết quả
Câu hỏi | Các phương án | Kết quả | |
trả lời | SL | % | |
1) Theo thầy (cô) việc ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học hình thành năng lực cho HS trong dạy học Sinh học có cần thiết không? | Rất cần thiết | 75 | 75 |
Cần thiết | 25 | 25 | |
Không cần thiết | 0 | 0 | |
2) Thầy (cô) có thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học hình thành năng lực cho HS không? | Thường xuyên | 28 | 28 |
Thỉnh thoảng | 47 | 47 | |
Chưa bao giờ | 25 | 25 | |
3) Thầy (cô) đã bao giờ xây dựng Kế hoạch dạy gắn với sản xuất kinh doanh để tổ chức dạy học hình thành năng lực cho HS chưa? | Thường xuyên | 0 | 0 |
Thỉnh thoảng | 6 | 6 | |
Chưa bao giờ | 94 | 94 |
Với câu hỏi 4 “Theo thầy (cô) việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học gặp khó khăn gì?”
Kết quả thu được như sau:+ 91/100 (chiếm 91%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ thời gian thực hiện vì lượng kiến thức cho mỗi tiết học còn nặng, số tiết đứng lớp của GV trong một tuần còn nhiều.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!