Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN VẬT LÝ 9] MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN THẤU KÍNH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 60 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Trong những năm học vừa qua, với phong trào thực hiện cuộc vận động “Hai không, bốn chống”, nên chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng lên, bản thân cũng được nhà trường phân công tham gia chấm các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì ở môn vật lí 9. Tuy nhiên qua việc chấm thi cũng như giảng dạy tại trường bản thân tự nhận thấy: học sinh chưa có phương pháp phân tích, chưa có được các hướng dẫn cụ thể để lĩnh hội, phân loại và hình thành được cách giải từng dạng bài tập cụ thể; bên cạnh đó do điều kiện là trường THCS Mỹ Thắng ở nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian để giáo viên giới thiệu hướng dẫn cho học sinh, tài liệu dạy - học cho nên nhiều em học sinh còn chưa có điều kiện để học tập và được hướng dẫn đầy đủ để hiểu rõ về bản chất vật lý, các dạng bài tập vật lý thật cụ thể.
Để nhằm giúp cho các giáo viên mới ra trường có thêm biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp thu được kiến thức và nhất là các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn có thêm tài liệu để tự nghiên cứu, lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức – các dạng bài tập cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức đã có. Vì lí do trên, tôi chọn đề tài “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN THẤU KÍNH”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Trong phân phối chương trình, thời lượng cho giáo viên hướng dẫn cho học sinh các dạng bài tập cụ thể là không thể. Với đề tài này tôi muốn cố gắng xây dựng các dạng bài tập hướng dẫn từ cơ bản cụ thể cho từng dạng, đến giải bài tập mẫu cho học sinh và kèm theo các bài tập tương tự cho các em. Vì vậy với sáng kiến kinh nghiệm này khi tôi nhận thấy nó đã đem lại một số lợi ích thiết thực như sau:
- Giáo viên có thể phần nào khắc phục được sự hạn hẹp thời lượng cho phần hướng dẫn và giải các bài tập cụ thể ở trên lớp cho các em, bằng việc chuyển thời lượng này về nhà các em tự nghiên cứu, đọc hướng dẫn cụ thể của từng dạng bài theo sự giới thiệu và yêu cầu của giáo viên. Tiết học sau giáo viên có thể kiểm tra và giải đáp một số thắc mắc mà các em gặp phải trong lúc nghiên cứu. Từ đó góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu tài liệu sách báo cho học sinh.
A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Trong những năm học vừa qua, với phong trào thực hiện cuộc vận động “Hai không, bốn chống”, nên chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng lên, bản thân cũng được nhà trường phân công tham gia chấm các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì ở môn vật lí 9. Tuy nhiên qua việc chấm thi cũng như giảng dạy tại trường bản thân tự nhận thấy: học sinh chưa có phương pháp phân tích, chưa có được các hướng dẫn cụ thể để lĩnh hội, phân loại và hình thành được cách giải từng dạng bài tập cụ thể; bên cạnh đó do điều kiện là trường THCS Mỹ Thắng ở nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian để giáo viên giới thiệu hướng dẫn cho học sinh, tài liệu dạy - học cho nên nhiều em học sinh còn chưa có điều kiện để học tập và được hướng dẫn đầy đủ để hiểu rõ về bản chất vật lý, các dạng bài tập vật lý thật cụ thể.
Để nhằm giúp cho các giáo viên mới ra trường có thêm biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp thu được kiến thức và nhất là các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn có thêm tài liệu để tự nghiên cứu, lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức – các dạng bài tập cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức đã có. Vì lí do trên, tôi chọn đề tài “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN THẤU KÍNH”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Trong phân phối chương trình, thời lượng cho giáo viên hướng dẫn cho học sinh các dạng bài tập cụ thể là không thể. Với đề tài này tôi muốn cố gắng xây dựng các dạng bài tập hướng dẫn từ cơ bản cụ thể cho từng dạng, đến giải bài tập mẫu cho học sinh và kèm theo các bài tập tương tự cho các em. Vì vậy với sáng kiến kinh nghiệm này khi tôi nhận thấy nó đã đem lại một số lợi ích thiết thực như sau:
- Giáo viên có thể phần nào khắc phục được sự hạn hẹp thời lượng cho phần hướng dẫn và giải các bài tập cụ thể ở trên lớp cho các em, bằng việc chuyển thời lượng này về nhà các em tự nghiên cứu, đọc hướng dẫn cụ thể của từng dạng bài theo sự giới thiệu và yêu cầu của giáo viên. Tiết học sau giáo viên có thể kiểm tra và giải đáp một số thắc mắc mà các em gặp phải trong lúc nghiên cứu. Từ đó góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu tài liệu sách báo cho học sinh.