- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao công nghệ tin học
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô, các em Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao công nghệ tin học . Với Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao công nghệ tin học, các e sẽ được giải đáp các thắc mắc như: Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?; Tại sao điện ảnh lại có sự phân biệt các loại 4, 6 và 8 đường tiếng?; Tại sao chỉ trên một sợi quang mà hàng vạn người có thể cùng một lúc đàm thoại với nhau? Thế nào là ngôi nhà “thông minh”?; Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?; Tại sao điện ảnh lại có sự phân biệt các loại 4, 6 và 8 đường tiếng?;Tại sao trong tàu điện ngầm lại không thu được tín hiệu máy nhắn tin?….
Loài người sống trong biển thông tin. Con người ta từng giờ từng phút phải quan hệ với thông tin hoặc tự giác hoặc không tự giác. Vậy thì, rốt cuộc thông tin là gì?
Thông tin không có một khái niệm xác định nhưng nó lại có hình thức đa dạng. Nó có thể là cái mà ta cảm nhận được qua cơ quan thụ cảm, cũng có thể là cái mà cơ quan thụ cảm của ta khó mà cảm nhận trực tiếp nhưng thực tế vẫn tồn tại. Thông tin, cái mà người ta thường nói không phải chỉ là bản thân sự vật hoặc những tin tức, tin tình báo, mệnh lệnh, con số, tín hiệu phát ra từ một sự vật. Ví dụ hình dưới đây đã chứa đựng lượng thông tin rất phong phú.
Mọi sự vật đều phát ra những thông tin rất đa dạng, do vậy đã chứng tỏ cái muôn màu, muôn vẻ của thế giới, cái khác nhau giữa các sự vật. Ví dụ hình ảnh là một loại thông tin. Những cái biến hóa muôn hình, muôn dạng mà mắt ta nhìn thấy đều đã cho ta những thông tin nào đó. Tư liệu văn bản là thông tin, sóng điện từ hay sóng siêu âm phản xạ từ máy bay hoặc hạm tàu cũng là thông tin. Trước khi xảy ra động đất, ta thấy gà bay, chó sủa, đó là do những động vật này đã cảm nhận được thông tin trước khi động đất mà con người không thể cảm nhận trực tiếp được. Gió bão sấm chớp trên bầu trời rồi đoạn tầng, khoáng vật của vỏ Trái Đất, cho đến các thiên thể trong vũ trụ đều có thể mang thông tin đến cho con người. Thông tin là một hình thức phổ biến biểu thị đặc trưng sự vật, là mặt quan trọng của thế giới vật chất. Thông tin cũng như vật chất, năng lượng, không khí, ánh sáng Mặt Trời, nó tồn tại phổ biến trong giới tự nhiên, xã hội loài người và trong nhận thức con người.
Nói cách đơn giản thì những tin tức truyền đến bằng tín hiệu mà có thể sử dụng được thì chính là thông tin. Đương nhiên cũng có thể hiểu thông tin là phương thức tồn tại và trạng thái vận động của sự vật. Các sự vật khác nhau đều có phương thức tồn tại và trạng thái vận động riêng của nó và thế là đã hình thành nên cái đặc trưng của từng sự vật, tức là những thông tin khác nhau phát ra từ mỗi sự vật.
Khái niệm về thông tin do nhà khoa học Mĩ Wiener đưa ra đầu tiên vào năm 40 thế kỷ XX.
Từ khóa: Thông tin; Hình ảnh.
Tại sao nói thông tin là nguồn tài nguyên quan trọng của xã hội loài người?
Trong xã hội ngày nay, thông tin đã trở thành một dạng tài nguyên - tài nguyên thông tin. Tài nguyên thông tin cũng như tài nguyên vật chất (như đất đai, rừng, khoáng sản, nguyên liệu, nguồn năng lượng), đó là của cải vô cùng quý giá của nhà nước, là nguồn quan trọng thúc đẩy xã hội loài
người phát triển. ảnh hưởng của thông tin thường là rất lớn, một thông tin thương mại có giá trị có thể giúp thương nhân thu được món lãi cực lớn, một dự báo khí tượng chuẩn xác có thể giúp cho tính mạng và tài sản của nhân dân tránh được tổn thất nặng nề, một thông tin phân tích thị trường cổ phiếu có thể giúp ai đó chỉ trong một đêm đã trở thành người giàu có.
So với tài nguyên vật chất, tài nguyên thông tin có tầm quan trọng rất riêng, tầm quan trọng
này quyết định bởi đặc điểm bản thân nó. Vậy, tài nguyên thông tin có những đặc điểm nào? Nói
một cách khái quát, nó có năm đặc điểm lớn: (1) Tài nguyên thông tin có thể sử dụng nhiều lần mà
không hề mất đi giá trị. (2) Sự tăng trưởng tổng lượng của tài nguyên thông tin thường là "tăng
trưởng kiểu bùng nổ". Ví dụ như những năm 60 tổng lượng thông tin là 72 ngàn tỉ con chữ, những
năm 80 tổng lượng thông tin là 500 ngàn tỉ con chữ, đến năm 1995 tổng lượng
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô, các em Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao công nghệ tin học . Với Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao công nghệ tin học, các e sẽ được giải đáp các thắc mắc như: Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?; Tại sao điện ảnh lại có sự phân biệt các loại 4, 6 và 8 đường tiếng?; Tại sao chỉ trên một sợi quang mà hàng vạn người có thể cùng một lúc đàm thoại với nhau? Thế nào là ngôi nhà “thông minh”?; Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?; Tại sao điện ảnh lại có sự phân biệt các loại 4, 6 và 8 đường tiếng?;Tại sao trong tàu điện ngầm lại không thu được tín hiệu máy nhắn tin?….
1. Thông tin là gì?
Loài người sống trong biển thông tin. Con người ta từng giờ từng phút phải quan hệ với thông tin hoặc tự giác hoặc không tự giác. Vậy thì, rốt cuộc thông tin là gì?
Thông tin không có một khái niệm xác định nhưng nó lại có hình thức đa dạng. Nó có thể là cái mà ta cảm nhận được qua cơ quan thụ cảm, cũng có thể là cái mà cơ quan thụ cảm của ta khó mà cảm nhận trực tiếp nhưng thực tế vẫn tồn tại. Thông tin, cái mà người ta thường nói không phải chỉ là bản thân sự vật hoặc những tin tức, tin tình báo, mệnh lệnh, con số, tín hiệu phát ra từ một sự vật. Ví dụ hình dưới đây đã chứa đựng lượng thông tin rất phong phú.
Mọi sự vật đều phát ra những thông tin rất đa dạng, do vậy đã chứng tỏ cái muôn màu, muôn vẻ của thế giới, cái khác nhau giữa các sự vật. Ví dụ hình ảnh là một loại thông tin. Những cái biến hóa muôn hình, muôn dạng mà mắt ta nhìn thấy đều đã cho ta những thông tin nào đó. Tư liệu văn bản là thông tin, sóng điện từ hay sóng siêu âm phản xạ từ máy bay hoặc hạm tàu cũng là thông tin. Trước khi xảy ra động đất, ta thấy gà bay, chó sủa, đó là do những động vật này đã cảm nhận được thông tin trước khi động đất mà con người không thể cảm nhận trực tiếp được. Gió bão sấm chớp trên bầu trời rồi đoạn tầng, khoáng vật của vỏ Trái Đất, cho đến các thiên thể trong vũ trụ đều có thể mang thông tin đến cho con người. Thông tin là một hình thức phổ biến biểu thị đặc trưng sự vật, là mặt quan trọng của thế giới vật chất. Thông tin cũng như vật chất, năng lượng, không khí, ánh sáng Mặt Trời, nó tồn tại phổ biến trong giới tự nhiên, xã hội loài người và trong nhận thức con người.
Nói cách đơn giản thì những tin tức truyền đến bằng tín hiệu mà có thể sử dụng được thì chính là thông tin. Đương nhiên cũng có thể hiểu thông tin là phương thức tồn tại và trạng thái vận động của sự vật. Các sự vật khác nhau đều có phương thức tồn tại và trạng thái vận động riêng của nó và thế là đã hình thành nên cái đặc trưng của từng sự vật, tức là những thông tin khác nhau phát ra từ mỗi sự vật.
Khái niệm về thông tin do nhà khoa học Mĩ Wiener đưa ra đầu tiên vào năm 40 thế kỷ XX.
Từ khóa: Thông tin; Hình ảnh.
Tại sao nói thông tin là nguồn tài nguyên quan trọng của xã hội loài người?
Trong xã hội ngày nay, thông tin đã trở thành một dạng tài nguyên - tài nguyên thông tin. Tài nguyên thông tin cũng như tài nguyên vật chất (như đất đai, rừng, khoáng sản, nguyên liệu, nguồn năng lượng), đó là của cải vô cùng quý giá của nhà nước, là nguồn quan trọng thúc đẩy xã hội loài
người phát triển. ảnh hưởng của thông tin thường là rất lớn, một thông tin thương mại có giá trị có thể giúp thương nhân thu được món lãi cực lớn, một dự báo khí tượng chuẩn xác có thể giúp cho tính mạng và tài sản của nhân dân tránh được tổn thất nặng nề, một thông tin phân tích thị trường cổ phiếu có thể giúp ai đó chỉ trong một đêm đã trở thành người giàu có.
So với tài nguyên vật chất, tài nguyên thông tin có tầm quan trọng rất riêng, tầm quan trọng
này quyết định bởi đặc điểm bản thân nó. Vậy, tài nguyên thông tin có những đặc điểm nào? Nói
một cách khái quát, nó có năm đặc điểm lớn: (1) Tài nguyên thông tin có thể sử dụng nhiều lần mà
không hề mất đi giá trị. (2) Sự tăng trưởng tổng lượng của tài nguyên thông tin thường là "tăng
trưởng kiểu bùng nổ". Ví dụ như những năm 60 tổng lượng thông tin là 72 ngàn tỉ con chữ, những
năm 80 tổng lượng thông tin là 500 ngàn tỉ con chữ, đến năm 1995 tổng lượng