- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao khám phá trái đất
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô, các em Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao khám phá trái đất . Với Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao khám phá trái đất này. Các em sẽ giải đáp được các thắc mắc như: Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?; Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?; Vì sao vùng núi xuất hiện gió nóng?; Vì sao trong thành phố lại xuất hiện gió nhà cao tầng?; Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?; Mỏ sắt được hình thành như thế nào?; Vì sao vệ tinh tài nguyên có thể trinh sát tài nguyên?; Vì sao chụp ảnh trên không có thể phân biệt được tình hình dưới đất?;
.....
Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?
Hằng ngày ta sống trong bầu không khí, hít thở không khí, vậy thực chất không khí được hình thành như thế nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật đầy đủ, người ta đang cố gắng tìm hiểu và phát hiện thêm.
Người ta cho rằng, ban đầu khi Trái Đất từ tinh
vân Mặt Trời ngưng kết lại thành một khối cầu lỏng
lẻo, không khí không những đã bao trùm bề mặt Trái
Đất mà còn hòa trộn vào bên trong. Khi đó trong
không khí, thành phần nhiều nhất là hyđro, chiếm
khoảng 90%. Ngoài ra còn có khá nhiều hơi nước,
khí mêtan, amoniac, hêli và một số khí trơ khác,
nhưng hầu như không có nitơ, oxi và khí cacbonic.
Về sau vì lực hút của tâm Trái Đất, khối cầu lỏng lẻo này co lại. Trong quá trình co lại, không khí bị ép, khiến cho nhiệt độ trong lòng đất tăng lên mạnh mẽ, không khí từ trong lòng đất khuếch tán ra không
trung. Khi Trái Đất nhỏ đến mức độ nhất định, tốc độ thu nhỏ chậm dần, nhiệt độ do hiện tượng co gây ra cũng giảm dần, Trái Đất nguội lạnh đi, vỏ đông kết lại. Phần không khí nằm trong vỏ Trái Đất bị ép ra, đồng thời chịu sức hút của tâm Trái Đất nên nó bao bọc bên ngoài Trái Đất, hình thành tầng khí quyển. Đến đây hơi nước ngưng kết thành nước, khiến cho trên vỏ Trái Đất bắt đầu có nước. Thời kỳ đầu tầng khí quyển vẫn còn rất mỏng, thành phần không khí còn khác xa với khí quyển ngày nay, nhưng vẫn gồm có: hơi nước, hyđro, hêli, amoniac và một số khí trơ khác nữa, v.v..
Sau khi vỏ Trái Đất rắn kết, dưới tác dụng hàng
tỉ năm của các chất phóng xạ, nhiệt độ trong lòng
Trái Đất không ngừng tăng lên, tạo ra sự điều chỉnh
lớn giữa các địa tầng, khiến cho một số vùng nào đó
của vỏ Trái Đất phát sinh đứt gãy tầng và chuyển đổi
vị trí, rất nhiều nham thạch và nước trong vỏ Trái
Đất dưới điều kiện nhiệt độ cao lại tiếp tục phóng
thích ra làm tăng thêm lượng nước trong sông, biển.
Một số chất khí bị giữ lại trong đất đá hoặc các địa
tầng, bao gồm cả khí cacbonic thoát ra với lượng lớn
bổ sung vào tầng khí quyển.
Đến đây trong tầng khí quyển đã có nhiều hơi
nước, chúng bị ánh nắng Mặt Trời chiếu xạ, một bộ
phận phân giải thành hyđro và oxi. Những oxi này
một phần kết hợp với hyđro trong amoniac khiến
cho nitơ trong amoniac được giải phóng, một phần
kết hợp với hyđro trong khí mêtan khiến cho cacbon
trong mêtan phân ly ra. Những cacbon này lại kết
hợp với oxi hình thành khí cacbonic.
Như vậy thành phần chủ yếu của không khí biến thành: oxi, hơi nước, nitơ và cacbonic. Nhưng hồi đó khí cacbonic nhiều hơn bây giờ rất nhiều, còn oxi thì ít hơn.
Theo kết quả đo các nguyên tố đồng vị gần đây thì từ ngày hình thành đến nay, Trái Đất đã có hơn năm tỉ năm tuổi. Cách đây khoảng 1,8 - 1,9 tỉ năm, các sinh vật thủy sinh dần dần được hình thành. Cách đây khoảng 700 - 800 triệu năm, thực vật bắt đầu có trên các lục địa. Hồi đó hàm lượng khí cacbonic trong không khí rất nhiều cho nên rất có lợi cho tác dụng quang hợp của thực vật, khiến cho thực vật sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Khi một lượng lớn thực vật tiến hành quang hợp đã hút khí cacbonic trong không khí và nhả ra oxi khiến cho hàm lượn
YOPOVN xin giới thiệu đến thầy cô, các em Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao khám phá trái đất . Với Tài liệu 10 vạn câu hỏi vì sao khám phá trái đất này. Các em sẽ giải đáp được các thắc mắc như: Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?; Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?; Vì sao vùng núi xuất hiện gió nóng?; Vì sao trong thành phố lại xuất hiện gió nhà cao tầng?; Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?; Mỏ sắt được hình thành như thế nào?; Vì sao vệ tinh tài nguyên có thể trinh sát tài nguyên?; Vì sao chụp ảnh trên không có thể phân biệt được tình hình dưới đất?;
.....
Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?
Hằng ngày ta sống trong bầu không khí, hít thở không khí, vậy thực chất không khí được hình thành như thế nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật đầy đủ, người ta đang cố gắng tìm hiểu và phát hiện thêm.
Người ta cho rằng, ban đầu khi Trái Đất từ tinh
vân Mặt Trời ngưng kết lại thành một khối cầu lỏng
lẻo, không khí không những đã bao trùm bề mặt Trái
Đất mà còn hòa trộn vào bên trong. Khi đó trong
không khí, thành phần nhiều nhất là hyđro, chiếm
khoảng 90%. Ngoài ra còn có khá nhiều hơi nước,
khí mêtan, amoniac, hêli và một số khí trơ khác,
nhưng hầu như không có nitơ, oxi và khí cacbonic.
Về sau vì lực hút của tâm Trái Đất, khối cầu lỏng lẻo này co lại. Trong quá trình co lại, không khí bị ép, khiến cho nhiệt độ trong lòng đất tăng lên mạnh mẽ, không khí từ trong lòng đất khuếch tán ra không
trung. Khi Trái Đất nhỏ đến mức độ nhất định, tốc độ thu nhỏ chậm dần, nhiệt độ do hiện tượng co gây ra cũng giảm dần, Trái Đất nguội lạnh đi, vỏ đông kết lại. Phần không khí nằm trong vỏ Trái Đất bị ép ra, đồng thời chịu sức hút của tâm Trái Đất nên nó bao bọc bên ngoài Trái Đất, hình thành tầng khí quyển. Đến đây hơi nước ngưng kết thành nước, khiến cho trên vỏ Trái Đất bắt đầu có nước. Thời kỳ đầu tầng khí quyển vẫn còn rất mỏng, thành phần không khí còn khác xa với khí quyển ngày nay, nhưng vẫn gồm có: hơi nước, hyđro, hêli, amoniac và một số khí trơ khác nữa, v.v..
Sau khi vỏ Trái Đất rắn kết, dưới tác dụng hàng
tỉ năm của các chất phóng xạ, nhiệt độ trong lòng
Trái Đất không ngừng tăng lên, tạo ra sự điều chỉnh
lớn giữa các địa tầng, khiến cho một số vùng nào đó
của vỏ Trái Đất phát sinh đứt gãy tầng và chuyển đổi
vị trí, rất nhiều nham thạch và nước trong vỏ Trái
Đất dưới điều kiện nhiệt độ cao lại tiếp tục phóng
thích ra làm tăng thêm lượng nước trong sông, biển.
Một số chất khí bị giữ lại trong đất đá hoặc các địa
tầng, bao gồm cả khí cacbonic thoát ra với lượng lớn
bổ sung vào tầng khí quyển.
Đến đây trong tầng khí quyển đã có nhiều hơi
nước, chúng bị ánh nắng Mặt Trời chiếu xạ, một bộ
phận phân giải thành hyđro và oxi. Những oxi này
một phần kết hợp với hyđro trong amoniac khiến
cho nitơ trong amoniac được giải phóng, một phần
kết hợp với hyđro trong khí mêtan khiến cho cacbon
trong mêtan phân ly ra. Những cacbon này lại kết
hợp với oxi hình thành khí cacbonic.
Như vậy thành phần chủ yếu của không khí biến thành: oxi, hơi nước, nitơ và cacbonic. Nhưng hồi đó khí cacbonic nhiều hơn bây giờ rất nhiều, còn oxi thì ít hơn.
Theo kết quả đo các nguyên tố đồng vị gần đây thì từ ngày hình thành đến nay, Trái Đất đã có hơn năm tỉ năm tuổi. Cách đây khoảng 1,8 - 1,9 tỉ năm, các sinh vật thủy sinh dần dần được hình thành. Cách đây khoảng 700 - 800 triệu năm, thực vật bắt đầu có trên các lục địa. Hồi đó hàm lượng khí cacbonic trong không khí rất nhiều cho nên rất có lợi cho tác dụng quang hợp của thực vật, khiến cho thực vật sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Khi một lượng lớn thực vật tiến hành quang hợp đã hút khí cacbonic trong không khí và nhả ra oxi khiến cho hàm lượn