- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU 5 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 52 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 về ở dưới.
1. Khái niệm.
- Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tĩnh cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
2. Nguồn gốc của tác phẩm văn học
Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
-Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)
- Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
-Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)
- Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi.(Puskin)
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.
Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống.
Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà vô cùng bền chắc.
Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được” chính là khẳng định vai trò của hiện thực cuộc sống đối với thơ nói riêng vả văn học nói chung. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh được nữa. Chế Lan Viên đã từng thấm thía vấn đề này:
Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? Không phải như vậy.
Văn chương bắt n guồn từ những cung bậc cảm xúc.
Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)
Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng)
Thơ là thần hứng. (Platon)
Thơ là ngọn lửa thần. (Đecgiavin)
Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình.(C. Mac)
Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatop)
Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. (Tố Hữu)
Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.
Cùng viết về con người những năm 1930 – 1945, người đọc bắt gặp bao dáng cấy, dáng cày nhọc nhằn vất vả. Nhưng đọc “Chí Phèo” của Nam Cao, người đọc bao đời vẫn dâng lên cảm xúc đau đớn, xót xa trước sự quằn quại, quẫy đạp của con người trước Cách mạng tháng Tám khi họ buộc phải lựa chọn giữa hai con đường: sống thì phải làm quỷ, không muốn làm quỷ thì phải chết. Chí Phèo đã chết giữa ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện để giữ lấy nhân cách cho bản thân.
Đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, người đọc lại cảm thương trước cuộc sống mỏi mòn, leo lét của hai đứa trẻ. Chúng đang âm thầm tiến đến cái “chết” ngay khi còn sống.
Đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, độc giả chợt nhận ra “cái đẹp cứu vãn thế giới”, cái đẹp về nhân cách và tài năng của Huấn Cao đã “cảm được tấm lòng trong thiên hạ” của Quản Ngục.
Rõ ràng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,... bằng tài năng của mình đã tạo nên những khám phá riêng đầy giá trị trên nền hiện thực xã hội. Các nhà văn ấy đã chứng minh cho quy luật: Nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại của ngư
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ 1: TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái niệm.
- Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tĩnh cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
2. Nguồn gốc của tác phẩm văn học
Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
-Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)
- Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
-Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)
- Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi.(Puskin)
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.
Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống.
Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà vô cùng bền chắc.
Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được” chính là khẳng định vai trò của hiện thực cuộc sống đối với thơ nói riêng vả văn học nói chung. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh được nữa. Chế Lan Viên đã từng thấm thía vấn đề này:
“Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”
Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? Không phải như vậy.
Văn chương bắt n guồn từ những cung bậc cảm xúc.
Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)
Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng)
Thơ là thần hứng. (Platon)
Thơ là ngọn lửa thần. (Đecgiavin)
Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình.(C. Mac)
Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)
Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatop)
Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. (Tố Hữu)
Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.
Cùng viết về con người những năm 1930 – 1945, người đọc bắt gặp bao dáng cấy, dáng cày nhọc nhằn vất vả. Nhưng đọc “Chí Phèo” của Nam Cao, người đọc bao đời vẫn dâng lên cảm xúc đau đớn, xót xa trước sự quằn quại, quẫy đạp của con người trước Cách mạng tháng Tám khi họ buộc phải lựa chọn giữa hai con đường: sống thì phải làm quỷ, không muốn làm quỷ thì phải chết. Chí Phèo đã chết giữa ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện để giữ lấy nhân cách cho bản thân.
Đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, người đọc lại cảm thương trước cuộc sống mỏi mòn, leo lét của hai đứa trẻ. Chúng đang âm thầm tiến đến cái “chết” ngay khi còn sống.
Đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, độc giả chợt nhận ra “cái đẹp cứu vãn thế giới”, cái đẹp về nhân cách và tài năng của Huấn Cao đã “cảm được tấm lòng trong thiên hạ” của Quản Ngục.
Rõ ràng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,... bằng tài năng của mình đã tạo nên những khám phá riêng đầy giá trị trên nền hiện thực xã hội. Các nhà văn ấy đã chứng minh cho quy luật: Nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại của ngư
THẦY CÔ TẢI NHÉ!