- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Ba trường phái của dòng nhạc ngũ cung : nhạc lễ - tài tử - cải lương
Từ nhã nhạc cung đìnhSau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước (1802), hoàng đế Gia Long bắt đầu sắp xếp lại các nghi lễ và ông đã ý thức về các trình thức, phải dùng âm nhạc trong các đại lễ : Quan – Hôn – Tang -Tế và giao cho một quan nhạc trong Bộ Lại phụ trách. Ban nhạc được tuyển chọn từ dân gian, là những nghệ nhân tài ba, rồi vào cung đình tổ chức lại theo quy củ và loại
hình âm nhạc này được gọi là “Nhã nhạc cung đình”, nền tảng nguyên lí của nó là Ngũ cung, hay còn được gọi là Ngũ âm. Cũng xin nói thêm, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Huế suốt hơn một thế kỉ với 13 triều đại (1802 – 1945), nên còn gọi là “Nhã nhạc cung đình Huế”, ngày nay gọi là nhạc Lễ. Nhưng lúc này chỉ có khí nhạc, chứ chưa có thanh nhạc, tức nhạc không có lời ca. Dàn nhạc được cơ cấu theo hai hình thức cơ bản : Tứ tuyệt gồm bốn nhạc khí : KÌm – Cò - Tranh – Tùy ; Ngũ tuyệt gồm 5 nhạc khí : Kìm – Cò – Tranh – Tùy – Tam (chưa có guitar phím lõm). Còn có hai bộ nhạc khí nữa là bộ gõ gồm : Trống chầu (trống đại), trống trung, trống tiểu, bạc đẩu, chập chõa, mõ... Bộ hơi gồm : ba loại kèn (đại trung tiểu), tiêu, sáo trúc... Đến đời vua Thanh Thái (1889 –1907), vị hoàng đế này lại hạ chiếu đưa đờn bầu vào dàn nhạc cung đình, gọi là Độc huyền cầm.
Từ nhã nhạc cung đìnhSau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước (1802), hoàng đế Gia Long bắt đầu sắp xếp lại các nghi lễ và ông đã ý thức về các trình thức, phải dùng âm nhạc trong các đại lễ : Quan – Hôn – Tang -Tế và giao cho một quan nhạc trong Bộ Lại phụ trách. Ban nhạc được tuyển chọn từ dân gian, là những nghệ nhân tài ba, rồi vào cung đình tổ chức lại theo quy củ và loại
hình âm nhạc này được gọi là “Nhã nhạc cung đình”, nền tảng nguyên lí của nó là Ngũ cung, hay còn được gọi là Ngũ âm. Cũng xin nói thêm, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Huế suốt hơn một thế kỉ với 13 triều đại (1802 – 1945), nên còn gọi là “Nhã nhạc cung đình Huế”, ngày nay gọi là nhạc Lễ. Nhưng lúc này chỉ có khí nhạc, chứ chưa có thanh nhạc, tức nhạc không có lời ca. Dàn nhạc được cơ cấu theo hai hình thức cơ bản : Tứ tuyệt gồm bốn nhạc khí : KÌm – Cò - Tranh – Tùy ; Ngũ tuyệt gồm 5 nhạc khí : Kìm – Cò – Tranh – Tùy – Tam (chưa có guitar phím lõm). Còn có hai bộ nhạc khí nữa là bộ gõ gồm : Trống chầu (trống đại), trống trung, trống tiểu, bạc đẩu, chập chõa, mõ... Bộ hơi gồm : ba loại kèn (đại trung tiểu), tiêu, sáo trúc... Đến đời vua Thanh Thái (1889 –1907), vị hoàng đế này lại hạ chiếu đưa đờn bầu vào dàn nhạc cung đình, gọi là Độc huyền cầm.