- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Bài soạn bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9 được soạn dưới dạng file word gồm 108 trang. Các bạn xem và tải Bài soạn bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9 về ở dưới.
I: Mục tiêu
Sau bài học, học sinh cần hiểu
Đặc điểm của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đến tự nhiên và kinh tế của nước ta.
Kĩ năng đọc bản đồ, phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế
II: Đồ dùng
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Át lát địa lí Việt Nam
III: Hoạt động trên lớp
Ổn định lớp
Bài mới
1. Vị trí địa lí của Việt Nam có những đặc điểm gì ?
- Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng.
- Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong luồng di cư của các loài động thực vật, trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
- Việt Nam có vị trí là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp Biển Đông.
2. Vị trí địa lí mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
- Những thuận lợi :
+ Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
+ Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.
+ Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.
+ Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.
- Những khó khăn : Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ ; vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
3. Hãy cho biết toạ độ địa lí VN. Qua toạ độ địa lí đó, em biết được điều gì ?
- Toạ độ địa lí Việt Nam :
+ Điểm cực Bắc: 23023'B (tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
+ Điểm cực Nam: 8034'B (tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
+ Điểm cực Đông:109024'Đ (tại xã Vạn Thạnh,Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).
+ Điểm cực Tây : 102009'Đ (tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
- Qua toạ độ đó cho ta biết lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều Bắc - Nam, hẹp theo chiều Đông - Tây. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới. Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam.
4. Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào ? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời.
- Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể :
+ Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
+ Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
• Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
• Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).
• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…
• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Bài 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Buổi | Nội dung | Ghi chú |
1 | Địa lí tự nhiên Việt Nam (Vị trí địa lí) | |
2 | Địa lí tự nhiên Việt Nam (Địa hình) | |
3 | Địa lí tự nhiên Việt Nam (Khí hậu) | |
4 | Địa lí tự nhiên Việt Nam (Thiên nhiên phân hóa đa dạng) | |
5 | Địa lí dân cư Việt Nam | |
6 | Địa lí dân cư Việt Nam (Tiếp theo) | |
7 | Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam | |
8 | Địa lí nông nghiệp | |
9 | Địa lí lâm nghiệp | |
10 | Địa lí ngư nghiệp | |
11 | Địa lí công nghiệp | |
12 | Dịch vụ | |
13 | Dịch vụ | |
14 | Địa lí lớp 6 | |
15 | Địa lí lớp 6 | |
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Bài 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I: Mục tiêu
Sau bài học, học sinh cần hiểu
Đặc điểm của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đến tự nhiên và kinh tế của nước ta.
Kĩ năng đọc bản đồ, phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế
II: Đồ dùng
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Át lát địa lí Việt Nam
III: Hoạt động trên lớp
Ổn định lớp
Bài mới
1. Vị trí địa lí của Việt Nam có những đặc điểm gì ?
- Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng.
- Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong luồng di cư của các loài động thực vật, trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
- Việt Nam có vị trí là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp Biển Đông.
2. Vị trí địa lí mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
- Những thuận lợi :
+ Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
+ Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.
+ Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.
+ Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.
- Những khó khăn : Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ ; vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
3. Hãy cho biết toạ độ địa lí VN. Qua toạ độ địa lí đó, em biết được điều gì ?
- Toạ độ địa lí Việt Nam :
+ Điểm cực Bắc: 23023'B (tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
+ Điểm cực Nam: 8034'B (tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
+ Điểm cực Đông:109024'Đ (tại xã Vạn Thạnh,Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).
+ Điểm cực Tây : 102009'Đ (tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
- Qua toạ độ đó cho ta biết lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều Bắc - Nam, hẹp theo chiều Đông - Tây. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới. Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam.
4. Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào ? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời.
- Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể :
+ Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
+ Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
• Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
• Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).
• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…
• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay