- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,322
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Bảng hệ thống kiến thức ngữ văn 9, HỆ THỐNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 265 trang. Các bạn xem và tải bảng hệ thống kiến thức ngữ văn 9 về ở dưới.
1. Văn bản văn học
- Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
- Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết...).
- Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.
2. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học
- Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp...) nhằm tạo nên tinh chỉnh thể của tác phẩm.
3. Kết cấu của bài thơ
- Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vẫn, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ ...
4. Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gọi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối ... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.
5. Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: đặc điểm và tác dụng
- Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ ... Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi. – “lợi ích” và lợi - “phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.
- Điệp thanh là biện pháp tu từ lặp lại thanh diệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức
biểu cảm cho văn bản.
Ví dụ:
Khi trời quanh tôi làm bằng to
Khi trời quanh tôi làm bằng thơ.
Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gọi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ. Trong trường hợp này, biện pháp điệp thanh giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.
- Điệp vần là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vẫn giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
Ví dụ:
Trong ví dụ trên, việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt.
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Trả lời:
- Quê hương chính là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi mà em có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn. Nơi đó có gia đình, người thân, bạn bè thủa ấu thơ, bà con họ hàng làng xóm. Những hình ảnh có thể in sâu đậm trong tâm hồn em như dòng sông, bến nước, con đò, lũy tre, cánh đồng, con đường làng, cảnh thuyền cá về bến, cảnh ra khơi,…
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.
- Cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai là: bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực nắng hồng của buổi bình minh. Con người và cảnh vật vừa thơ mộng vừa hoành tráng.
2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?
- Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả trong hoàn cảnh xa cách.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với vùng quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Trả lời:
- Những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ là: + “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”
+ “bơi thuyền đi đánh cá”, “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”
+ …
→ Dân chài khỏe khoắn, mạnh mẽ, cần cù.
→ Cuộc sống làng chài bình dị, thân thương.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Trả lời:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
=> Biện pháp tu từ so sánh: Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => Vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng đượm vị nắng gió xa xăm.
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Trả lời:
- Cách gieo vần:
+ Đoạn 1,2: Gieo vần chân “ông” ở câu thơ 2,3; vần chân “ang” ở câu thơ 6,7;
+ Đoạn 3: Gieo vần chân “ắng” ở câu thơ 13, 14; vần chân “ăm” ở câu thơ 15,16;
- Cách ngắt nhịp: 3/2/2, 3/2/3
=> Tạo nhịp điệu cho bài thơ, giúp bài thơ trở nên có nhạc điệu thu hút người đọc, người nghe.
Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Trả lời:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
HỆ THỐNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11 - Chân trời sáng tạo
1. Văn bản văn học
- Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
- Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết...).
- Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.
2. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học
- Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp...) nhằm tạo nên tinh chỉnh thể của tác phẩm.
3. Kết cấu của bài thơ
- Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vẫn, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ ...
4. Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gọi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối ... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.
5. Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: đặc điểm và tác dụng
- Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ ... Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bởi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Bởi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
(Ca dao)
Trong ví dụ trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi. – “lợi ích” và lợi - “phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.
- Điệp thanh là biện pháp tu từ lặp lại thanh diệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức
biểu cảm cho văn bản.
Ví dụ:
Khi trời quanh tôi làm bằng to
Khi trời quanh tôi làm bằng thơ.
(Xuân Diệu, Nhị hồ)
Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gọi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ. Trong trường hợp này, biện pháp điệp thanh giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.
- Điệp vần là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vẫn giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
Ví dụ:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếp giang mang lạnh đang bay ngang trời
Sếp giang mang lạnh đang bay ngang trời
(Tố Hữu, Tiếng háy sang xuân)
Trong ví dụ trên, việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt.
Soạn bài Quê hương - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Trả lời:
- Quê hương chính là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi mà em có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn. Nơi đó có gia đình, người thân, bạn bè thủa ấu thơ, bà con họ hàng làng xóm. Những hình ảnh có thể in sâu đậm trong tâm hồn em như dòng sông, bến nước, con đò, lũy tre, cánh đồng, con đường làng, cảnh thuyền cá về bến, cảnh ra khơi,…
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.
- Cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai là: bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực nắng hồng của buổi bình minh. Con người và cảnh vật vừa thơ mộng vừa hoành tráng.
2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?
- Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả trong hoàn cảnh xa cách.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với vùng quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Trả lời:
- Những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ là: + “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”
+ “bơi thuyền đi đánh cá”, “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”
+ …
→ Dân chài khỏe khoắn, mạnh mẽ, cần cù.
→ Cuộc sống làng chài bình dị, thân thương.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Trả lời:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
=> Biện pháp tu từ so sánh: Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuộc sống no ấm, đủ đầy.
- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => Vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng đượm vị nắng gió xa xăm.
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Trả lời:
- Cách gieo vần:
+ Đoạn 1,2: Gieo vần chân “ông” ở câu thơ 2,3; vần chân “ang” ở câu thơ 6,7;
+ Đoạn 3: Gieo vần chân “ắng” ở câu thơ 13, 14; vần chân “ăm” ở câu thơ 15,16;
- Cách ngắt nhịp: 3/2/2, 3/2/3
=> Tạo nhịp điệu cho bài thơ, giúp bài thơ trở nên có nhạc điệu thu hút người đọc, người nghe.
Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?
Trả lời:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!