Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
87,318
Điểm
113
tác giả
WORD Kế hoạch dạy học vật lý 12 chân trời sáng tạo CẢ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 231 trang. Các bạn xem và tải kế hoạch dạy học vật lý 12 chân trời sáng tạo về ở dưới.
PHẦN I. VÀI NÉT VỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

I. Kế hoạch giáo dục nhà trường

KHGD nhà trường là tập hợp các kế hoạch của Ban Giám hiệu, của tổ chuyên môn, của GV nhà trường nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường trong một năm học.

Xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD nhà trường nhằm thực hiện Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

1. Mục tiêu xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường

– Xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS và cấp THPT0F[1] (sau đây gọi là chương trình) linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.

– Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu
thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học và KTĐG theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất, đồng bộ giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể; phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc
xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD của nhà trường.

2. Phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường

– KHGD của nhà trường phải được Hội đồng trường quyết định phê duyệt trước khi thực hiện; chịu sự giám sát của Hội đồng trường trong quá trình xây dựng và tổ chức
thực hiện.

– Thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn để xây dựng KHGD của tổ chuyên môn
(theo năm học); định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng Kế hoạch bài dạy minh hoạ,
tổ chức dạy học và dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của HS.
Việc dự giờ, thăm lớp của GV được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.

– Căn cứ vào tình hình cụ thể, Sở GDĐT chỉ đạo các Phòng GDĐT và các trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này từ năm học 2021 – 2022.

II. Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường

1. Xây dựng Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình


1.1. Môn học: Trong trường trung học, môn học bao gồm: các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương.

1.2. Chương trình môn học: Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp theo chương trình GDPT hiện hành quy định.

1.3. Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của nhà trường là bản mô tả thời gian thực hiện chương trình tất cả môn học/hoạt động giáo dục trong một năm học.

1.4. Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện:

– Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn,
hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình.

– Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp có thể được bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần trên cơ sở bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với HS và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ GV, nhân viên của nhà trường.

– Đối với các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch
thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho HS được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục
vào thực tiễn phát triển phẩm chất và năng lực HS.

2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

2.1. Kế hoạch dạy học môn học: Bản mô tả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các chủ đề/bài học với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của một môn học; dự kiến phân phối thời lượng dạy học và các thời điểm kiểm tra đánh giá giữa kì, đánh giá cuối kì; đề kiểm tra theo ma trận, bản đặc tả của môn học cho từng khối lớp trong nhà trường; những nội dung khác (nếu có).

2.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục: Bản mô tả các chủ đề/bài học được tổ chức ở ngoài lớp học với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, các điều kiện tổ chức thực hiện của môn học/hoạt động giáo dục cho từng khối lớp trong nhà trường dưới các hình thức như tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động
phục vụ cộng đồng.

2.3. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (Phụ lục I và Phụ lục II của Công văn 5512
do Bộ GDĐT ban hành ngày 18/12/2020).

2.4. Một số lưu ý khi xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học và Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn:

– Căn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được
Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng KHGD của tổ chuyên môn,
bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại
Phụ lục I của Công văn 5512) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục II của Công văn 5512).

– Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chuyên môn được giao nhiệm vụ
chủ trì hoạt động nào cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục tiêu và yêu cầu cần đạt; nội dung, hình thức và kịch bản tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các cá nhân/nhóm tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.

3. Kế hoạch giáo dục của giáo viên và Kế hoạch bài dạy (giáo án)

3.1. Kế hoạch giáo dục của giáo viên: Bản mô tả, phân phối thời gian thực hiện những chủ đề/bài học (và các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT) bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; những nhiệm vụ dạy học khác (nếu có) như bồi dưỡng HS giỏi, tổ chức hoạt động giáo dục mà GV được tổ chuyên môn phân công thực hiện.

3.2. Kế hoạch bài dạy (giáo án): Bản mô tả mục tiêu/yêu cầu cần đạt, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của chủ đề/bài học (và các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT); mô tả chuỗi các hoạt động học trong tiến trình tổ chức cho HS nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức, về năng lực vật lí và về phẩm chất trong chủ đề/bài học (các chuyên đề lựa chọn đối với cấp THPT) mà GV được tổ chuyên môn phân công thực hiện.

3.3. Quy trình xây dựng Kế hoạch giáo dục và Kế hoạch bài dạy:

a) Đối với Kế hoạch giáo dục của giáo viên

Bước 1:
Liệt kê tất cả các hoạt động giáo dục cho từng khối lớp, số tiết theo quy định được tổ chuyên môn giao cho thực hiện.

Bước 2: Căn cứ vào kế hoạch của tổ chuyên môn để quyết định/điều chỉnh các
thời điểm thực hiện trong từng học kì của năm học cho phù hợp.

Bước 3: Căn cứ Kế hoạch dạy học các môn học (Phụ lục I của Công văn 5512),
Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục (Phụ lục II của Công văn 5512) của tổ chuyên môn để dự thảo KHGD của GV.



Bước 4: Đối chiếu Kế hoạch của GV với Kế hoạch của tổ chuyên môn để bảo đảm thống nhất:

– Yêu cầu cần đạt của các chủ đề/bài dạy trong chương trình môn học về kiến thức,
về năng lực vật lí và về phẩm chất.

– Danh mục trang thiết bị dạy học cần thiết tối thiểu cho các chủ đề/bài học.

– Các thời điểm: ôn tập, kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì phù hợp với Kế hoạch thời gian thực hiện của nhà trường.

– Hình thức kiểm tra đánh giá theo ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì (kèm theo phụ lục I của Công văn 5512).

– Dự kiến thời gian thực hiện do những yếu tố khách quan, bất khả kháng gây ra như thiên tai, dịch bệnh, …

Bước 5: Hoàn thiện Kế hoạch của GV.

b) Đối với Kế hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên

Bước 1:
Căn cứ chương trình – SGK hiện hành; căn cứ Kế hoạch dạy học môn học
và nhiệm vụ được giao trong KHGD của GV để xây dựng Kế hoạch bài dạy.

Bước 2: Tìm hiểu mục tiêu bài dạy: yêu cầu cần đạt về năng lực vật lí, về phẩm chất của chủ đề/bài học (đã nêu trong Kế hoạch của tổ chuyên môn).

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá.

– Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT phù hợp với kĩ thuật tổ chức hoạt động cá nhân/nhóm/toàn lớp, với trình độ của HS và phù hợp với năng lực sở trường của GV.

– Lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên HS trong quá trình dạy học chủ đề/bài học.

Bước 4: Mô tả các chuỗi hoạt động trong chủ đề/bài học phù hợp với thời lượng cho mỗi hoạt động.

Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch.

III. Một số lưu ý khi xây dựng Kế hoạch giáo dục và Kế hoạch bài dạy của giáo viên

1. Những lưu ý chung


– Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, GV được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng KHGD của GV trong năm học (theo Khung KHGD của GV tại Phụ lục III của Công văn 5512); trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục IV của Công văn 5512) để tổ chức
dạy học.

– Việc cho phép HS sử dụng điện thoại di động trong lớp học do GV trực tiếp giảng dạy các môn học quyết định; được GV giao nhiệm vụ cụ thể theo các hoạt động học trong
Kế hoạch bài dạy đã được xây dựng và chỉ được sử dụng như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động đó.

– Việc KTĐG thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.

– Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho HS về các
tiêu chí đánh giá và định hướng cho HS tự học.

– Chú trọng đánh giá bằng nhận xét về hành vi, thái độ, hành động và kết quả thực hiện của HS theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình,
sản phẩm học tập phải hoàn thành (đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy): Nếu HS đã làm đúng thì động viên, khích lệ, giúp HS hoàn thiện hơn về nội dung, phương pháp, cách trình bày (viết, nói); nếu HS gặp khó khăn hoặc làm sai thì chỉ ra nguyên nhân,
gợi ý, hỗ trợ (hoặc giao cho bạn cùng lớp, cùng nhóm hỗ trợ) để HS vượt qua.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho HS được tự đánh giá, góp ý lẫn nhau trong quá trình học tập.

2. Đối với Kế hoạch bài dạy

– Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để HS thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài học phù hợp và chủ yếu được giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học.

– Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập trung
mô tả rõ hoạt động cụ thể của GV: GV giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; HS đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/làm.

– Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học:

+ Chuyển giao nhiệm vụ (GV giao, HS nhận): Trình bày cụ thể GV giao nhiệm vụ cho HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả HS đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

+ Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện, GV theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể HS thực hiện nhiệm vụ (đọc/nghe/nhìn/làm) gì theo yêu cầu của GV; dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

+ Báo cáo, thảo luận (GV tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận): Trình bày
cụ thể “ý đồ” lựa chọn các nhóm HS báo cáo và cách thức cho HS báo cáo (có thể chỉ
1 – 2 nhóm; viết lên bảng, dùng giấy khổ A0 hay máy chiếu, thuyết trình). Nêu rõ cần làm rõ những nội dung/yêu cầu nào để HS ghi nhận, thực hiện.

+ Kết luận, nhận định (GV “chốt”): Trình bày cụ thể sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của HS trên thực tế tổ chức dạy học): Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo.

3. Đối với kiểm tra, đánh giá định kì trong Kế hoạch dạy học môn học

– Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính): Các tổ chuyên môn xây dựng
ma trận đặc tả đề KTĐG định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao.

– Đối với bài thực hành, dự án học tập: Các tổ chuyên môn xây dựng các chủ đề của bài KTĐG định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập của các môn học ở từng khối lớp; yêu cầu cần đạt đối với mỗi bài thực hành, dự án học tập phải mô tả các tiêu chí
cụ thể, đảm bảo 4 mức độ về kiến thức, kĩ năng, năng lực HS cần sử dụng để thực hiện.

– Tổng hợp nhận xét cuối kì: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) được thông báo cho từng HS và ghi vào học bạ HS. Khuyến khích GV hướng dẫn và giao cho HS viết bản tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế,
sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì;
trên cơ sở đó GV góp ý sửa thành nhận xét cuối kì, cuối năm học và thông báo cho HS.

4. Đối với việc theo dõi quá trình học tập, hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra,
đánh giá thường xuyên


Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực lấy các hoạt động học của HS làm trung tâm. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần thiết kế, tổ chức cho HS các hoạt động một cách logic, khoa học và sư phạm, vừa bảo đảm tiếp nhận được tri thức, rèn luyện được các kĩ năng để từ đó hình thành nên phẩm chất và năng lực, vừa bảo đảm được việc theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ và KTĐG thường xuyên, ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá của GV trong từng hoạt động học khi tổ chức hoạt động.

IV. Minh hoạ cấu trúc một Kế hoạch bài dạy (Giáo án)

Tên bài: ………………………………………

Thời gian thực hiện: … tiết​

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung


Trình bày những yêu cầu cần đạt về năng lực chung:

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá.

‒ Giao tiếp và hợp tác.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Năng lực vật lí

Trình bày những yêu cầu cần đạt về năng lực của môn học, bao gồm:

‒ Nhận thức vật lí.

‒ Tìm hiểu tự nhiên.

‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Phẩm chất

Trình bày những yêu cầu cần đạt giúp HS rèn luyện và phát triển 5 phẩm chất
(yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) có liên quan đến bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Liệt kê các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu cần chuẩn bị, phù hợp với từng hoạt động học trong bài theo các kĩ thuật dạy học tích cực.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Tổ chức các hoạt động học cho HS)

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học


Đây là một hoạt động học nhằm đưa ra những tình huống/nhiệm vụ ban đầu để làm cơ sở cho HS tìm hiểu, giải quyết vấn đề bài học đã đặt ra. GV giao nhiệm vụ và HS thực hiện
sản phẩm thu được có thể đúng hoặc sai hoặc chưa làm được. GV tuyệt đối không chốt
kiến thức
mà chỉ nhận xét, ghi nhận sản phẩm, đánh giá cao sự tích cực của HS và đưa ra vấn đề cần giải quyết trong bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tên hoạt động

Hoạt động 3: Tên hoạt động





[1]Chương trình GDPT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và Chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.

1736255218427.png


1736255229902.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--KHBD VAT LI 12 - CTST.docx
    3.5 MB · Lượt tải : 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các kiến thức cơ bản về vật lý 12 chuẩn kiến thức kĩ năng môn vật lý lớp 12 chuẩn kiến thức kĩ năng vật lý 12 giáo án dạy thêm vật lý 12 giáo án dạy thêm vật lý 12 violet giáo án lớp 12 môn vật lý giáo án môn vật lý 12 giáo án ôn tập vật lý lớp 12 giáo án phụ đạo vật lý 12 violet giáo án powerpoint vật lý 12 giáo án stem vật lý 12 giáo án tự chọn vật lý 12 giáo án tự chọn vật lý 12 cơ bản violet giáo án tự chọn vật lý 12 nâng cao giáo án vật lí 12 bài 7 violet giáo án vật lý 12 giáo án vật lý 12 bài 12 giáo án vật lý 12 bài 30 giáo án vật lý 12 bài 6 giáo án vật lý 12 bài 8 giáo án vật lý 12 cả năm giáo án vật lý 12 cơ bản giáo án vật lý 12 cơ bản 3 cột giáo án vật lý 12 cơ bản violet giáo an vật lý 12 học kì 2 giáo an vật lý 12 theo chủ đề giáo án vật lý 12 theo công văn 3280 giáo án vật lý 12 theo công văn 5512 giáo an vật lý 12 theo công văn 5512 violet giáo án vật lý bài 17 lớp 12 giáo án vật lý bài 4 lớp 12 giáo án vật lý bài 9 lớp 12 giáo án vật lý lớp 12 giáo án vật lý lớp 12 bài 2 giáo án vật lý lớp 12 bài 3 giáo án điện tử vật lý 12 hệ thống kiến thức vật lý lớp 12 kiến thức cần nhớ vật lý 12 kiến thức lý 12 thi đại học kiến thức môn vật lý thi đại học kiến thức sử 12 thpt quốc gia kiến thức trọng tâm môn vật lý 12 kiến thức vật lý kiến thức vật lý 11 thi thpt quốc gia kiến thức vật lý 12 kiến thức vật lý 12 chương 1 kiến thức vật lý 12 chương 2 kiến thức vật lý 12 cơ bản chương 1 kiến thức vật lý 12 học kì 2 kiến thức vật lý 12 thi thpt quốc gia kiến thức vật lý 12 thi đại học kiến thức vật lý lớp 12 kiến thức vật lý thi thpt quốc gia kiến thức vật lý thpt lý thuyết vật lý 12 ôn thi tốt nghiệp sơ đồ kiến thức vật lý 12 chương 1 tóm tắt kiến thức vật lý 12 tóm tắt kiến thức vật lý 12 + công thức tính nhanh tóm tắt kiến thức vật lý 12 học kì 2 tóm tắt kiến thức vật lý 12 violet tổng hợp kiến thức chương 2 vật lý 12 tổng hợp kiến thức chương 5 vật lý 12 tổng hợp kiến thức môn vật lý 12 tổng hợp kiến thức vật lý 12 chương 4 tổng hợp kiến thức vật lý 12 học kì 1 tổng hợp kiến thức vật lý 12 học kì 2 tổng hợp kiến thức vật lý 12 kì 1 tổng hợp kiến thức vật lý 12 ltđh tổng hợp kiến thức vật lý 12 nâng cao tổng hợp kiến thức vật lý 12 pdf tổng hợp kiến thức vật lý 12 violet tổng hợp kiến thức vật lý lớp 12
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top