- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,318
- Điểm
- 113
tác giả
SÁCH Phát triển năng lực địa lí 10 NGUYỄN ĐỨC VŨ THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 85 trang. Các bạn xem và tải phát triển năng lực địa lí 10 về ở dưới.
Mục lục
PHẦN 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Sử dụng bản đồ
PHÀN 2 - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương 1: Trái Đất
Chương 2: Thạch quyển
Chương 3: Khí quyển..
Chương 4: Thủy quyền.
Chương 5: Sinh quyển..
Chương 6: Một số quy luật của vỏ địa lí.
PHÂN 3 - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương 7: Địa lí dân cư.
Chương 8: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chương 9: Địa lí các ngành kinh tế.......
Chương 10: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
Phần 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Nêu các việc làm khi đọc bản đồ.
Câu 2. Tại sao lần đầu tiên khi đến một nơi nào đó, du khách thường quan tâm đến việc sử dụng bản đồ?
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.
Câu 5. Hãy cho biết ở bản đồ sau đây, phương pháp nào đã được sử dụng để biểu hiện GNI bình quân đầu người của các nước trên thế giới.
Hình 1. Bản đồ GNI bình quân đầu người của các nước trên thế giới, năm 2019
Câu 6. Phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.
“Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian”.
Câu 7. Phương pháp bản đồ nào sau đây biểu hiện thích hợp trung tâm hành chính tỉnh?
A. Kí hiệu.
B. Đường chuyển động.
C. Khoanh vùng.
D. Chấm điểm.
Câu 8. Phương pháp bản đồ nào sau đây biểu hiện thích hợp vùng chuyên canh lúa?
A. Kí hiệu.
B. Đường chuyển động.
C. Khoanh vùng.
D. Chấm điểm.
Câu 9. Phương pháp chấm điểm bản đồ được dùng để biểu hiện đối tượng địa lí
A. chuyển động giữa các vùng lãnh thổ.
B. phân bố theo các điểm nhất định.
C. phân bố phân tán trong không gian.
D. theo cơ cấu trong cùng một lãnh thổ.
Câu 10. Phương pháp khoanh vùng bản đồ biểu hiện được
A. cơ cấu của đối tượng trong một không gian nhất định.
B. sự di chuyển của những quá trình và đối tượng địa lí.
C. vị trí địa lí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm.
D. đối tượng phân bố tập trung ở một lãnh thổ nhất định.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
Tùy theo mục đích sử dụng bản đồ mà có các nội dung cụ thể. Tuy nhiên, thông thường khi đọc bản đồ cần thực hiện các việc tuần tự như sau:
- Xác định vị trí của đối tượng địa lí.
- Mô tả, trình bày các dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng địa lí.
- Nhận xét mối tương quan giữa đối tượng địa lí với các đối tượng liên quan.
- Nhận xét, giải thích các mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng, thành phần có liên quan.
- Mô tả, trình bày tổng hợp các đặc điểm, tính chất, mối liên hệ,... của đối tượng.
Câu 2.
Vì bản đồ cho biết cụ thể và trực quan địa điểm du khách sẽ đến về phương hướng, khoảng cách, toạ độ địa lí, vị trí địa lí, các tương quan giữa những đối tượng, thành phần địa lí... giúp cho du khách nhiều thông tin cần thiết về đi lại, cư trú, tham quan...
Câu 3. A - sai, B - đúng, C - đúng, D - sai.
Câu 4. 1 - B, 2 - C, 3 - D.
Câu 5. Phương pháp khoanh vùng.
Câu 6. -Phát biểu sai.
- Phát biểu đúng: “Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí”.
Câu 7 - A, 8 - C, 9 - B, 10 - D.
A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất. Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Câu 2. Trình bày về thuyết kiến tạo mảng. Khi các mảng tách rời nhau hoặc xô vào nhau thì có hệ quả gì?
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về cấu trúc của các loại đá mac-ma, trầm tích, biến chất?
Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng.
Câu 5. Quan sát hình sau đây và cho biết cách thức tiếp xúc và hệ quả đối với thành tạo địa hình của mỗi trường hợp tiếp xúc (A, B, C).
Hình 3.1. Một số cách dịch chuyển của mảng kiến tạo
Câu 6. Phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.
“Vỏ Trái Đất nằm ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, được cấu tạo bằng khoáng vật và đá. Trên cùng là đá mac-ma, tiếp đến là đá trầm tích và đá gra-nit”.
Câu 7. Đá mac-ma được tạo thành do
A. sự thay đổi tính chất của đá trầm tích khi chịu sức nén rất lớn.
B. quá trình ngưng kết (nguội lạnh) các khối mac-ma nóng chảy.
C.sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ ở các nơi đất trũng.
D. sự thay đổi tính chất của đá mac-ma khi chịu nhiệt độ rất cao.
Câu 8. Đá trầm tích được tạo thành do
A. sự thay đổi tính chất của đá trầm tích khi chịu sức nén rất lớn.
B. quá trình ngưng kết (nguội lạnh) các khối mac-ma nóng chảy.
C. sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ ở các nơi đất trũng.
D. sự thay đổi tính chất của đá mac-ma khi chịu nhiệt độ rất
Câu 9. Mảng Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu tạo thành dãy núi
A. Himalaya.
B. Cac-pát.
C. U-ran.
D. Gát Tây
Câu 10. Sống núi giữa Đại Tây Dương là hệ quả của sự tách xa nhau của mảng
A. Nam Mỹ và Âu - Á. B. Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
C. Âu - Á và Bắc Mỹ. D. Phi và Nam Mỹ.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi tầng các đá cứng. Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng tiếp dưới là granit; tầng dưới cùng là đá badan.
Vỏ lục địa có độ dày lớn hơn, được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Vỏ đại dương có độ dày nhỏ hơn được cấu tạo chủ yếu bởi badan.
Câu 2.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại đương.
- Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng dịch chuyển. Mỗi mảng kiến tạo di chuyển độc lập với tốc độ chậm.
- Khi hai mảng tách rời nhau hoặc xô vào nhau sẽ tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các
dãy núi trẻ,...
Câu 3. A - sai, B - đúng, C - đúng, D - đúng.
Câu 4. 1 - B, 2 - C, 5 - A.
Câu 5.
- A: Hai mảng di chuyển ra xa nhau. Hệ quả: Gây nứt rạn đáy biển, lớp vỏ đại dương mới được hình thành, tạo ra sống núi giữa đại dương, hoạt động núi lửa phổ biến.
- B: Hai mảng va chạm vào nhau. Hệ quả: Chúng xô đẩy nhau tạo thành những dãy núi.
- C: Hai mảng trượt qua nhau. Hệ quả: Đất đá không bị phá huỷ, chúng tạo ra các đứt gãy.
Câu 6.
- Phát biểu sai.
- Phát biểu đúng: “Vỏ Trái Đất nằm ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, được cấu tạo bằng khoáng vật và đá. Trên cùng là tầng trầm tích, tiếp đến là tầng gra-nit và dưới là tầng badan”.
Câu 7 - B, 8 - C, 9 - A
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Mục lục
PHẦN 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Sử dụng bản đồ
PHÀN 2 - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Chương 1: Trái Đất
Chương 2: Thạch quyển
Chương 3: Khí quyển..
Chương 4: Thủy quyền.
Chương 5: Sinh quyển..
Chương 6: Một số quy luật của vỏ địa lí.
PHÂN 3 - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương 7: Địa lí dân cư.
Chương 8: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chương 9: Địa lí các ngành kinh tế.......
Chương 10: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
Phần 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Nêu các việc làm khi đọc bản đồ.
Câu 2. Tại sao lần đầu tiên khi đến một nơi nào đó, du khách thường quan tâm đến việc sử dụng bản đồ?
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Biểu hiện dòng biển bằng phương pháp chấm điểm. | ||
B. Biểu hiện các đới khí hậu bằng phương pháp khoanh vùng. | ||
C. Biểu hiện cơ cấu dân số bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ. | ||
D. Biểu hiện sự phân bố dân cư bằng phương pháp đường chuyển động. |
1. Phương pháp kí hiệu | A. Biểu hiện sự phân bố đối tượng bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng đó trên bản đồ. | |
2. Phương pháp đường chuyển động | B. Biểu hiện vị trí của những đối tượng phân bố theo điểm. | |
3. Phương pháp chấm điểm | C. Biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng. | |
D. Biểu hiện các đối tượng có sự phân bố phân tán trong không gian. | ||
E. Biểu hiện những đối tượng phân bố tập trung trên một không gian lãnh thổ nhất định. |
Câu 5. Hãy cho biết ở bản đồ sau đây, phương pháp nào đã được sử dụng để biểu hiện GNI bình quân đầu người của các nước trên thế giới.
Hình 1. Bản đồ GNI bình quân đầu người của các nước trên thế giới, năm 2019
Câu 6. Phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.
“Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian”.
Câu 7. Phương pháp bản đồ nào sau đây biểu hiện thích hợp trung tâm hành chính tỉnh?
A. Kí hiệu.
B. Đường chuyển động.
C. Khoanh vùng.
D. Chấm điểm.
Câu 8. Phương pháp bản đồ nào sau đây biểu hiện thích hợp vùng chuyên canh lúa?
A. Kí hiệu.
B. Đường chuyển động.
C. Khoanh vùng.
D. Chấm điểm.
Câu 9. Phương pháp chấm điểm bản đồ được dùng để biểu hiện đối tượng địa lí
A. chuyển động giữa các vùng lãnh thổ.
B. phân bố theo các điểm nhất định.
C. phân bố phân tán trong không gian.
D. theo cơ cấu trong cùng một lãnh thổ.
Câu 10. Phương pháp khoanh vùng bản đồ biểu hiện được
A. cơ cấu của đối tượng trong một không gian nhất định.
B. sự di chuyển của những quá trình và đối tượng địa lí.
C. vị trí địa lí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm.
D. đối tượng phân bố tập trung ở một lãnh thổ nhất định.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
Tùy theo mục đích sử dụng bản đồ mà có các nội dung cụ thể. Tuy nhiên, thông thường khi đọc bản đồ cần thực hiện các việc tuần tự như sau:
- Xác định vị trí của đối tượng địa lí.
- Mô tả, trình bày các dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng địa lí.
- Nhận xét mối tương quan giữa đối tượng địa lí với các đối tượng liên quan.
- Nhận xét, giải thích các mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng, thành phần có liên quan.
- Mô tả, trình bày tổng hợp các đặc điểm, tính chất, mối liên hệ,... của đối tượng.
Câu 2.
Vì bản đồ cho biết cụ thể và trực quan địa điểm du khách sẽ đến về phương hướng, khoảng cách, toạ độ địa lí, vị trí địa lí, các tương quan giữa những đối tượng, thành phần địa lí... giúp cho du khách nhiều thông tin cần thiết về đi lại, cư trú, tham quan...
Câu 3. A - sai, B - đúng, C - đúng, D - sai.
Câu 4. 1 - B, 2 - C, 3 - D.
Câu 5. Phương pháp khoanh vùng.
Câu 6. -Phát biểu sai.
- Phát biểu đúng: “Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí”.
Câu 7 - A, 8 - C, 9 - B, 10 - D.
Phần 2.
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 1
TRÁI ĐẤT
BÀI 3. TRÁI ĐẤT. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 1
TRÁI ĐẤT
BÀI 3. TRÁI ĐẤT. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất. Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Câu 2. Trình bày về thuyết kiến tạo mảng. Khi các mảng tách rời nhau hoặc xô vào nhau thì có hệ quả gì?
Câu 3. Ý kiến nào sau đây đúng, ý kiến nào sai khi bàn về cấu trúc của các loại đá mac-ma, trầm tích, biến chất?
Ý kiến | Đúng | Sai |
A. Đá mac-ma có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song hoặc xen kẽ nhau. | ||
B. Đá biến chất có các tinh thể có màu sắc khác nhau. | ||
C. Đá trầm tích có các lớp vật liệu dày, mỏng với màu sắc khác nhau, nằm song song hoặc xen kẽ nhau. | ||
D. Đá mac-ma có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau. |
1. Đá sét và đá vôi thuộc | A. đá mac-ma. | |
2. Đá hoa và đá gơ-nai thuộc | B. đá trầm tích. | |
3. Đá vôi và đá hoa thuộc | C. đá biến chất | |
4. Đá sét và đá gra-nit thuộc | ||
5. Đá ba-dan và gra-nit thuộc |
Hình 3.1. Một số cách dịch chuyển của mảng kiến tạo
Câu 6. Phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì hãy chỉnh sửa thành phát biểu đúng.
“Vỏ Trái Đất nằm ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, được cấu tạo bằng khoáng vật và đá. Trên cùng là đá mac-ma, tiếp đến là đá trầm tích và đá gra-nit”.
Câu 7. Đá mac-ma được tạo thành do
A. sự thay đổi tính chất của đá trầm tích khi chịu sức nén rất lớn.
B. quá trình ngưng kết (nguội lạnh) các khối mac-ma nóng chảy.
C.sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ ở các nơi đất trũng.
D. sự thay đổi tính chất của đá mac-ma khi chịu nhiệt độ rất cao.
Câu 8. Đá trầm tích được tạo thành do
A. sự thay đổi tính chất của đá trầm tích khi chịu sức nén rất lớn.
B. quá trình ngưng kết (nguội lạnh) các khối mac-ma nóng chảy.
C. sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ ở các nơi đất trũng.
D. sự thay đổi tính chất của đá mac-ma khi chịu nhiệt độ rất
Câu 9. Mảng Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu tạo thành dãy núi
A. Himalaya.
B. Cac-pát.
C. U-ran.
D. Gát Tây
Câu 10. Sống núi giữa Đại Tây Dương là hệ quả của sự tách xa nhau của mảng
A. Nam Mỹ và Âu - Á. B. Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
C. Âu - Á và Bắc Mỹ. D. Phi và Nam Mỹ.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi tầng các đá cứng. Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng tiếp dưới là granit; tầng dưới cùng là đá badan.
Vỏ lục địa có độ dày lớn hơn, được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Vỏ đại dương có độ dày nhỏ hơn được cấu tạo chủ yếu bởi badan.
Câu 2.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại đương.
- Các mảng kiến tạo nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng dịch chuyển. Mỗi mảng kiến tạo di chuyển độc lập với tốc độ chậm.
- Khi hai mảng tách rời nhau hoặc xô vào nhau sẽ tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các
dãy núi trẻ,...
Câu 3. A - sai, B - đúng, C - đúng, D - đúng.
Câu 4. 1 - B, 2 - C, 5 - A.
Câu 5.
- A: Hai mảng di chuyển ra xa nhau. Hệ quả: Gây nứt rạn đáy biển, lớp vỏ đại dương mới được hình thành, tạo ra sống núi giữa đại dương, hoạt động núi lửa phổ biến.
- B: Hai mảng va chạm vào nhau. Hệ quả: Chúng xô đẩy nhau tạo thành những dãy núi.
- C: Hai mảng trượt qua nhau. Hệ quả: Đất đá không bị phá huỷ, chúng tạo ra các đứt gãy.
Câu 6.
- Phát biểu sai.
- Phát biểu đúng: “Vỏ Trái Đất nằm ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, được cấu tạo bằng khoáng vật và đá. Trên cùng là tầng trầm tích, tiếp đến là tầng gra-nit và dưới là tầng badan”.
Câu 7 - B, 8 - C, 9 - A
THẦY CÔ TẢI NHÉ!