Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 10 được soạn dưới dạng file word gồm 118 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. KIẾN THỨC CƠ BÀN VÀ CHUYÊN SÂU
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ
Phương pháp kí hiệu
+ Thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản,...
+ Kí hiệu có ba dạng chính: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà còn thể hiện được quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
+ Thể hiện các di chuyển của những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ (ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân,...).
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tổc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.
Phương pháp chấm điểm
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (phân điểm dân cư, phân bố cây trồng, phân bố gia súc,..) bằng những chấm điểm.
+ Mỗi điểm chấm có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó.
Phương pháp khoanh vùng
+ Biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định.
+ Thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các lại đối tượng khác.
+ Phương pháp này giúp phân biệt được vùng này với vùng khác.
+ Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như: dùng các đường nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền; dùng nét gạch hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệt các vùng.
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
+ Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ.
+ Biểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu,... của một hiện tượng địa lí.
Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.
+ Trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ.
+ Nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc.
Hiếu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
+ Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.
+ Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan.
+ Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.
Đọc tổng hợp địa lí (tự nhiên hoặc kỉnh tế) một bản đồ.
Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống
GPS (tên đầy đủ trong tiếng anh là Global Positioning System)
+ Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh. GPS được Mỹ xây dựng từ năm 1995, cho tới nay hầu như tất cả các thiết bị di động, và các thiết bị điện tử đã và đang sử dụng hệ thống này nhằm mục đích cá nhân ở một mức độ nhất định.
+ Là một hệ thống các vệ tinh (24 vệ tinh) bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao trên mực nước biển.
+ Để xác định được vị trí và theo dõi chuyển động, mỗi máy thu phải nhận được tín hiệu đồng thời của ít nhất 3 vệ tinh. Khi vị trí được xác định, GPS có thể tính toán và cung cấp các thông tin về hướng và tốc độ di chuyển, khoảng cách tới điểm đến,...
+ Khi nhận được tín hiệu từ vệ tinh, các máy thu trên mặt đất sẽ dựa vào tốc độ truyền tín hiệu để tính toán khoảng cách giữa đối tượng cần giám sát với các vệ tinh (tối thiểu 3 vệ tinh). Bằng cách này, vị trí của đối tượng cần giám sát trên mặt đất được xác định.
Bản đồ số
+ Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ (bản đồ ảo). Các bản đồ số thường được kết nối
với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và phát triển trên môi trường Internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.
+ Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, cơ sở dữ liệu, thiết bị thể hiện bản đồ.
Một số đặc điếm cơ bản của bản đồ số:
+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn.
+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.
+ Bản đồ không cần định hình phang bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.
+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.
+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
I. KIẾN THỨC CƠ BÀN VÀ CHUYÊN SÂU
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ
Phương pháp kí hiệu
+ Thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản,...
+ Kí hiệu có ba dạng chính: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí của đối tượng mà còn thể hiện được quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
+ Thể hiện các di chuyển của những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ (ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân,...).
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tổc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.
Phương pháp chấm điểm
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (phân điểm dân cư, phân bố cây trồng, phân bố gia súc,..) bằng những chấm điểm.
+ Mỗi điểm chấm có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó.
Phương pháp khoanh vùng
+ Biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định.
+ Thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các lại đối tượng khác.
+ Phương pháp này giúp phân biệt được vùng này với vùng khác.
+ Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như: dùng các đường nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền; dùng nét gạch hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệt các vùng.
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
+ Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ.
+ Biểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu,... của một hiện tượng địa lí.
Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.
+ Trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ.
+ Nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc.
Hiếu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
+ Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.
+ Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan.
+ Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.
Đọc tổng hợp địa lí (tự nhiên hoặc kỉnh tế) một bản đồ.
Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống
GPS (tên đầy đủ trong tiếng anh là Global Positioning System)
+ Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh. GPS được Mỹ xây dựng từ năm 1995, cho tới nay hầu như tất cả các thiết bị di động, và các thiết bị điện tử đã và đang sử dụng hệ thống này nhằm mục đích cá nhân ở một mức độ nhất định.
+ Là một hệ thống các vệ tinh (24 vệ tinh) bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao trên mực nước biển.
+ Để xác định được vị trí và theo dõi chuyển động, mỗi máy thu phải nhận được tín hiệu đồng thời của ít nhất 3 vệ tinh. Khi vị trí được xác định, GPS có thể tính toán và cung cấp các thông tin về hướng và tốc độ di chuyển, khoảng cách tới điểm đến,...
+ Khi nhận được tín hiệu từ vệ tinh, các máy thu trên mặt đất sẽ dựa vào tốc độ truyền tín hiệu để tính toán khoảng cách giữa đối tượng cần giám sát với các vệ tinh (tối thiểu 3 vệ tinh). Bằng cách này, vị trí của đối tượng cần giám sát trên mặt đất được xác định.
Bản đồ số
+ Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ (bản đồ ảo). Các bản đồ số thường được kết nối
với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và phát triển trên môi trường Internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.
+ Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, cơ sở dữ liệu, thiết bị thể hiện bản đồ.
Một số đặc điếm cơ bản của bản đồ số:
+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn.
+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.
+ Bản đồ không cần định hình phang bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.
+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.
+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.