- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,018
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, em sẽ:
-Trình bày được đặc điểm phán bố các dân tộc Việt Nam. -Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.
Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giói tính của dân cư.
Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trưóc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu
- Máy tính máy chiếu
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1.Đặc điểm phân bô các dân tộc Việt Nam
Việt Nam có số dân hơn 98,5 triệu người (năm 2021) và là quốc gia nhiều dân tộc (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% sỏ dân cả nước. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Phân bố các dân tộc nước ta có một số đặc điểm sau:
a, Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam
Các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp lãnh thổ nước ta. Dân tộc Kinh phân bố nhiều hơn ở các khu vực đồng bằng, các dản tộc thiếu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi, nơi có vị trí quan trọng, địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Một số dân tộc như Khơ-me, Chăm và Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị.
b, Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian.
Trong lịch sử, cùng với việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tê - xã hội ở các vùng kính tễ làm cho sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi. Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến.
c, Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc
Việt Nam còn có khoảng 5,3 triệu người (năm 2021) sinh sống ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
2.Gia tăng dân số và cơ cấu dân số
a,Gia tăng dân số
Việt Nam là một nước đông dân, với quy mô dằn số đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xí-a, Phi-líp-pin) và thứ 15 thế giới (năm 2021). Dân số Việt Nam có sự gia tăng khác nhau qua các giai đoạn.
Trong vài thập kỉ gán đây, tì lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dảm; tuy nhiên, số dân vẫn có sự gia tăng về quy mô và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
b, Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo tuổi
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ người co nhóm tuổi 15 - 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất, mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dân tỉ trọng, dấu hiệu dân số nước ta có xu hướng già hoá. Điều này sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội (thị trường lao động, nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuối,...).
- Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính nước ta có sự thay đổi. Năm 2021, nữ chiếm 50,2% và nam chiếm 49r8% trong tỗng số dân. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh khá rõ rệt. Năm 2021, bình quân cứ 100 bé gái có đến 112 bé trai.
3. Phân hóa thu nhập theo vùng.
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; trong đó, khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 3,4 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập của người dân đều có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hoá giữa các vùng.
VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬ
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHƯƠNG I: ĐỊA LÝ DÂN CƯ VIỆT NAM
BÀI 1 – DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ
BÀI 1 – DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ
I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, em sẽ:
-Trình bày được đặc điểm phán bố các dân tộc Việt Nam. -Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.
Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giói tính của dân cư.
Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trưóc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu
- Máy tính máy chiếu
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1.Đặc điểm phân bô các dân tộc Việt Nam
Việt Nam có số dân hơn 98,5 triệu người (năm 2021) và là quốc gia nhiều dân tộc (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% sỏ dân cả nước. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Phân bố các dân tộc nước ta có một số đặc điểm sau:
a, Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam
Các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp lãnh thổ nước ta. Dân tộc Kinh phân bố nhiều hơn ở các khu vực đồng bằng, các dản tộc thiếu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi, nơi có vị trí quan trọng, địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Một số dân tộc như Khơ-me, Chăm và Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị.
b, Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian.
Trong lịch sử, cùng với việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tê - xã hội ở các vùng kính tễ làm cho sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi. Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến.
c, Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc
Việt Nam còn có khoảng 5,3 triệu người (năm 2021) sinh sống ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước.
2.Gia tăng dân số và cơ cấu dân số
a,Gia tăng dân số
Việt Nam là một nước đông dân, với quy mô dằn số đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xí-a, Phi-líp-pin) và thứ 15 thế giới (năm 2021). Dân số Việt Nam có sự gia tăng khác nhau qua các giai đoạn.
Trong vài thập kỉ gán đây, tì lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dảm; tuy nhiên, số dân vẫn có sự gia tăng về quy mô và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
b, Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo tuổi
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ người co nhóm tuổi 15 - 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất, mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dân tỉ trọng, dấu hiệu dân số nước ta có xu hướng già hoá. Điều này sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội (thị trường lao động, nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuối,...).
- Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính nước ta có sự thay đổi. Năm 2021, nữ chiếm 50,2% và nam chiếm 49r8% trong tỗng số dân. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh khá rõ rệt. Năm 2021, bình quân cứ 100 bé gái có đến 112 bé trai.
3. Phân hóa thu nhập theo vùng.
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; trong đó, khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 3,4 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập của người dân đều có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hoá giữa các vùng.
VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬ
CÂU HỎI | HƯỚNG DẪN |
Câu 1. Trình bày đặc điểm phân bố của các dân tộc Việt Nam. | Nước ta có 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 85% và các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng số dân (năm 2021). - Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổNgười Kinh cư trú khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở đồng bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên. Dân tộc Tày, HMông, Thái, Mường,... chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba na,.. chủ yếu ở Tây Nguyên. Dân tộc Khơ-me, Chăm, Hoa sinh sống chủ yếu ở các đồng bằng ven biển phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. - Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trung du và miền núi, phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi về không gian. Các dân tộc Việt Nam phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta. Các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có nhiều dân tộc cùng sinh sống. - Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam Việt Nam có hơn 5 triệu người sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài (năm 2021), là bộ phận quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài luôn hướng về xây dựng quê hương, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. |
Câu 2. Những nét văn hoá riêng của các dân tộc nước ta thể hiện ở những mặt nào? Trình bày sự phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh và của các dân tộc ít người. | - Những nét văn hoá riêng của các dân tộc nước ta thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán.. - Sự phân bố dân tộc: + Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và ven biển. +Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. |
Câu 3. Trình bày sự phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta. | – Trung du và miền núi phía Bắc: Có khoảng 30 dân tộc cư trú đan xen nhau. + Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường ở từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. + Ở vùng cao: Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000 m; người HMông ở trên các vùng núi cao. – Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ: + Người Ê-đê ở Đắk Lắk. + Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, + Người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng.. – Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: + Dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh. +Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!