- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,703
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 - phạm văn đông WORD NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 206 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Nội dung 1
Câu 1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất với gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.
- Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người - năm 2009).
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người nước ta. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.
Nội dung 2:
DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Câu 1. Nêu đặc điểm dân số nước ta. Tại sao dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta?
a) Đặc điểm của dân số nước ta
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).
+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.
+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.
- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng).
b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh.
Dân số nước ta còn tăng nhanh.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 - 2005).
- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu .
Câu 3. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh, vì nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 4. Nêu hậu quả của của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta.
Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.
+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
pass giải nén: yopo.vn
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Nội dung 1
Câu 1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
Gợi ý làm bài
- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất với gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.
- Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người - năm 2009).
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người nước ta. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
Gợi ý làm bài
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.
Nội dung 2:
DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Câu 1. Nêu đặc điểm dân số nước ta. Tại sao dân số đông cũng là một thế mạnh để phát triển kinh tế của nước ta?
Gợi ý làm bài
a) Đặc điểm của dân số nước ta
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).
+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.
+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.
- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng).
b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh.
Gợi ý làm bài
Dân số nước ta còn tăng nhanh.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 - 2005).
- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu .
Câu 3. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
Gợi ý làm bài
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh, vì nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 4. Nêu hậu quả của của việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta.
Gợi ý làm bài
Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.
+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
pass giải nén: yopo.vn