TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 9 - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI được soạn dưới dạng file word gồm 80 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÌNH HÌNH CHUNG
Câu 1. Tình hình Đông nam á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Đông nam á ( ĐNA) gồm 11 quốc gia, đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, thị trường rộng lớn… do đó sớm trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Hầu hết các nước ĐNA (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan…Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới, (12 - 1941), các nước ĐNA lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước ở khu vực này. Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh vào tháng 8 năm 1945, nhân dân các nước Đông nam á đã nỏi dậy giành chính quyền (điển hình là Việt Nam). Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc lập. Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông nam á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập dân tộc. Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông nam á, tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam pu chia Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan. Philippin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
Câu 2. Trình bày tác động của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông nam á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước ĐNÁ đều giành độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á sau 1945 có vị trí, vai trò quan trọng bởi chính khu vực này là nơi khởi đầu của phong trào cách mạng góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở châu Á và trên thế giới.
Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á thắng lợi đã làm thay đổi to lớn tình hình thế giới: từ các quốc gia thuộc địa bị nô dịch, không có tên trên bản đồ thế giới trở thành quốc gia độc lập, tự chủ từ đó làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Góp phần làm tan rã hệ thộng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chiến thắng của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ đã góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ đã tham gia tích cực vào đời sống kinh tế của khu vực và thế giới.
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á –ASEAN
Câu 1. Hoàn cảnh ra đời hiệp hội ASEAN
Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Thêm vào đó những tổ chức hợp tác khu vực xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều đặc biệt là sự ra đời và hợp tác thành công của khối thị trường chung châu Âu(EEC) đã cổ vũ mạnh mẽ các nước khu vực ĐNÁ. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia sáng lập của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Câu 2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN
Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Hiện nay mục tiêu hợp tác của ASEAN là xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh.
Câu 3. Nguyên tắc hoạt động:
Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Hợp tác, phát triển có kết quả.
Câu 4. Quá trình phát triển của ASEAN:
- Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- Từ 1976 sau khi các nước ASEAN kí kết hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba li các nước ĐNÁ có bước phát triển mạnh cả về tổ chức cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế Sin- ga- po từ 1968- 1973 tốc độ tăng trưởng bình quân 12% trở thành con rồng châu Á ; 1965-1973 Ma- lai –xi- a tốc độ 6,3% ; 1987-1990 Thái lan11,4%...
- Sở dĩ các nước đạt được kết quả nói trên là nhờ chuyển chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu gắn với thị trường trong nước với bên ngoài.
- Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị ở khu vực được cải thiện rỏ rệt, xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên hợp tác :
+ Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
+ Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
+ Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, năm 1992 quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), năm 1994 lập diễn đàn khu vực(ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
- 31/12/2015 cộng đồng ASEAN ra đời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và liên minh khu vực.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
CHỦ ĐỀ 1: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
TÌNH HÌNH CHUNG
Câu 1. Tình hình Đông nam á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Đông nam á ( ĐNA) gồm 11 quốc gia, đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, thị trường rộng lớn… do đó sớm trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Hầu hết các nước ĐNA (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan…Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới, (12 - 1941), các nước ĐNA lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước ở khu vực này. Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh vào tháng 8 năm 1945, nhân dân các nước Đông nam á đã nỏi dậy giành chính quyền (điển hình là Việt Nam). Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc lập. Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông nam á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập dân tộc. Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông nam á, tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam pu chia Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan. Philippin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma.
Câu 2. Trình bày tác động của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông nam á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước ĐNÁ đều giành độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á sau 1945 có vị trí, vai trò quan trọng bởi chính khu vực này là nơi khởi đầu của phong trào cách mạng góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở châu Á và trên thế giới.
Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á thắng lợi đã làm thay đổi to lớn tình hình thế giới: từ các quốc gia thuộc địa bị nô dịch, không có tên trên bản đồ thế giới trở thành quốc gia độc lập, tự chủ từ đó làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Góp phần làm tan rã hệ thộng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chiến thắng của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ đã góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ đã tham gia tích cực vào đời sống kinh tế của khu vực và thế giới.
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á –ASEAN
Câu 1. Hoàn cảnh ra đời hiệp hội ASEAN
Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Thêm vào đó những tổ chức hợp tác khu vực xuất hiện trên thế giới ngày càng nhiều đặc biệt là sự ra đời và hợp tác thành công của khối thị trường chung châu Âu(EEC) đã cổ vũ mạnh mẽ các nước khu vực ĐNÁ. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia sáng lập của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Câu 2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN
Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Hiện nay mục tiêu hợp tác của ASEAN là xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh.
Câu 3. Nguyên tắc hoạt động:
Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Hợp tác, phát triển có kết quả.
Câu 4. Quá trình phát triển của ASEAN:
- Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- Từ 1976 sau khi các nước ASEAN kí kết hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Ba li các nước ĐNÁ có bước phát triển mạnh cả về tổ chức cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế Sin- ga- po từ 1968- 1973 tốc độ tăng trưởng bình quân 12% trở thành con rồng châu Á ; 1965-1973 Ma- lai –xi- a tốc độ 6,3% ; 1987-1990 Thái lan11,4%...
- Sở dĩ các nước đạt được kết quả nói trên là nhờ chuyển chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu gắn với thị trường trong nước với bên ngoài.
- Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị ở khu vực được cải thiện rỏ rệt, xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên hợp tác :
+ Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
+ Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
+ Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, năm 1992 quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), năm 1994 lập diễn đàn khu vực(ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
- 31/12/2015 cộng đồng ASEAN ra đời đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và liên minh khu vực.
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Câu 5. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.