Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lớp 10 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 343 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1. Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
* Chuyển động tự quay quanh trục
- Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66033’.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
* Chuyển động xung quanh Mặt Trời
- Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
- Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.
- Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 146 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7, khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66033’ và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Phần I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Chủ đề 1: VŨ TRỤ - HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Nội dung 1. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Chủ đề 1: VŨ TRỤ - HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Nội dung 1. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1. Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Trả lời
- - Vũ trụ:
- + Là khoảng không vô tận chứa các thiên hà.
- + Mỗi thiên hà là tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là dải Ngân Hà.
- - Hệ Mặt Trời:
- + Hệ Mặt Trời là tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
- + Hệ Mặt Trời có tám hành tinh là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- - Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
- + Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất lên Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
- + Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
Trả lời
* Chuyển động tự quay quanh trục
- Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66033’.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
* Chuyển động xung quanh Mặt Trời
- Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
- Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.
- Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 146 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7, khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66033’ và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.